BÀI 954 – Bài thuốc chữa bệnh từ cây trạch tả

Trạch tả được xếp vào nhóm thuốc ”lợi thủy thẩm thấp” trong y học cổ truyền, có tác dụng rõ rệt như lợi tiểu, chữa thủy thũng và hỗ trợ trị bệnh gan.

Tên khác: Thủy tả, Hộc tả, (Bản Kinh), Mang vu, Cập tả (Biệt Lục), Vũ tôn, Lan giang, Trạc chi, Toan ác du, Ngưu nhĩ thái, Du (Hòa Hán Dược Khảo), Như ý thái (Bản Thảo Cương Mục).

Tên khoa học: Alisma plantago aquatica L.

Họ: Thuộc họ Trạch tả (Alismataceae).

Đặc điểm cây trạch tả

Cây trạch tả (hay còn gọi mã đề nước) mọc ở ao và ruộng, cao 0,3-1m. Thân rễ trắng, hình cầu hay hình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc hình trứng thuôn, hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại hình tim.

Hoa họp thành tán có cuống dài đều, lưỡng tính có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hay hơi hồng, nhị nhiều lá noãn rời nhau, xếp xoắn ốc. Quả là một đa bế quả.

Để làm thuốc, thân củ của cây trạch tả, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.

Vị thuốc trạch tả

Trạch tả có hình cầu, hình bầu dục hoặc hình quả trứng, dài 2-7cm, đường kính 2-6cm. Bề mặt màu trắng vàng hoặc màu nâu vàng nhạt, có các đường vân rãnh nông vòng tròn theo hướng nằm ngang và vô số ngấn rễ chùm nhỏ nhô lên. Phần dưới có củ có vết mầm dạng bướu. Chất rắn chắc, mặt cắt màu trắng vàng, có tinh bột, có rất nhiều mắt nhỏ. Mùi thoảng nhẹ, vị hơi đắng. Loại nào có củ to, màu trắng vàng, nhẵn bóng, giàu tinh bột là loại tốt.

Tác dụng chữa bệnh của trạch tả

Trạch tả vị ngọt đắng, tính hàn, lợi về kinh thận, bàng quang. Có công hiệu lợi thủy thẩm thấp, tả nhiệt, chữa tiểu tiện bất lợi, tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu buốt, phù thũng, tiêu chảy, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mỡ máu cao.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong trạch tả chủ yếu chứa tinh dầu, chất bột. Các nghiên cứu trong phòng thực nghiệm cho thấy trạch tả có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ ức chế hàm lượng cholesterol và mỡ trong máu tăng cao ở thỏ; có tác dụng chống gan nhiễm mỡ và làm tăng lưu lượng mạch vành trên tim thỏ cô lập.

Cao trạch tả có tác dụng hạ áp đối với chó và tác dụng hạ nhẹ đường huyết đối với thỏ. Trạch tả có thể đề phòng xơ hóa động mạch chủ, cải thiện thay đổi lipid và có tác dụng hỗ trợ chống thiếu máu cơ tim, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Trạch tả có tác dụng cải thiện gan nhiễm mỡ và chức năng gan suy giảm. Hỗ trợ giảm mỡ máu, ức chế các loại khuẩn như khuẩn viêm phổi, khuẩn lao. Các báo cáo trên lâm sàng dùng độc vị trạch tả từ 12-24g sắc lấy nước uống sáng và chiều chữa di tinh do hỏa vượng.

Công dụng trong đông y

  • Tính vị, quy kinh: Cam, hàm, hàn.Vào các kinh thận, bàng quang.
  • Công năng, chủ trị: Lợi tiểu tiện, thanh thấp nhiệt. Chủ trị: Nhiệt lâm tiểu tiện ít bí, buốt dắt; phù thũng, đầy trướng, tiêu chảy, đàm ẩm.
  • Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 – 9 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tánNgày dùng từ 1 g đến 4 g, dạng thuốc hãm, hoặc thuốc hoàn tán.
  • Kiêng kỵ: Thận hoả hư, tiểu tiện không cầm, tỳ hư  không nên dùng.

Các bài thuốc từ trạch tả

Cháo trạch tả gạo lứt

Thành phần: Trạch tả 10g, gạo lức 50g. Lượng nước vừa đủ (500ml) nấu gạo lức thành cháo, sau đó cho trạch tả vào, đun nhỏ lửa cho sôi lên là được.

Công dụng: Dùng cho người thủy thấp ngừng trệ, tiểu tiện bất lợi, hạ tiêu thấp nhiệt, ra khí hư, tiểu rắt…

Thuốc bột trạch tả bạch truật (trạch tả tán)

Thành phần: Trạch tả 40g, bạch truật 40g, tán nhỏ, mỗi lần uống 10-12g. Dùng nước sắc phục linh để chiêu thuốc.

Công dụng: Chữa bệnh thủy thũng, cảm giác xẩy xẩm chóng mặt.

Thang trạch tả cam thảo

Thành phần: Trạch tả 6g, phục linh 6g, bạch truật 4g, cam thảo 2g, nước 600ml; sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Công dụng: Chữa bệnh thủy thũng, táo bón, tiểu đỏ gắt.

Bột trạch tả thang cháo nóng

Thành phần: Trạch tả 10g, phòng phong 10g, con hà (nướng) 10g, xương truật 10g, nhục quế (vỏ thô) 1g. Nghiền bột mịn. Mỗi lần uống 1,2g. Uống bằng nước cháo nóng

Công dụng: Dùng cho người thể hư ác phong, đổ mồ hôi nhiều.

photo-1639883860428

Trạch tả thang đăng tâm phục linh

Thành phần: Trạch tả 9g, đăng tâm 10 cọng, gừng 5 miếng, bạch truật 9g, phục linh 9g. Sắc uống.

Công dụng: Dùng cho người tiểu tiện bất lợi, đàm ẩm váng đầu, ngày nóng bức hay buồn nôn và nôn, đại tiện lỏng…

Trạch tả đồn kê (hầm gà)

Thành phần: Trạch tả 60g, gà mái 1 con, phục linh 60g, hoàng tửu vừa phải

Thịt gà mổ moi rửa sạch sẽ, cho cả trạch tả, phục linh, hoàng tửu vào bụng gà, đặt gà vào liễn sứ quay bụng lên trên, đun to lửa hầm cách thủy 3 – 4 giờ. Vớt bỏ váng mỡ. Nước gà húp nhạt mỗi lần 4 thìa canh, thịt gà chấm ma di ăn, chia ăn trong vài ngày.

Công dụng: Dùng cho người xơ gan, thể hư, bụng trướng nước.

Trạch tả giảm phì thang (thang trạch tả giảm béo)

Thành phần: Trạch tả 10g, bồ hoàng tươi 10g, nhũ hương 10g, phục linh 20g, sơn tra 15g, hạt ý dĩ tươi 20g, đan sâm 30g, một dược 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 phần, uống trong ngày.

Công dụng: Dùng để giảm béo.

Trạch tả ẩm (trà trạch tả)

Thành phần: Trạch tả 15g, sắc lên uống thay trà.

Công dụng: Dùng cho người bị cương dương vật không xuống, đau trướng khó ngủ, tướng hỏa quá thịnh, thận âm khuy tổn.

Thang trạch tả xa tiền tử

Thành phần: Trạch tả 12g, xa tiền tử 9g, bạch truật 12g, phục linh bì (vỏ phục linh) 15g, tây qua bì (vỏ dưa hấu) 24g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 phần, uống trong ngày.

Công dụng: Dùng cho người viêm thận phù nề, tiểu tiện bất lợi.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Chè vằng có tác dụng giảm cân, lợi sữa?
– Thỏ ty tử: Thuốc quý của nam giới


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *