BÀI 1114 – Chuyện quanh loài sâm quý nhất: sâm Tiết Trúc

Tiết trúc nhân sâm hay còn gọi Tam thất hoang, Vũ diệp tam thất Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, ở độ cao 1900-2400m trong rừng ẩm. Cây mọc hoang ở vùng núi cao lạnh của tỉnh Lào Cai. Cũng được trồng và cây mọc tốt như Tam thất. Thu hoạch rễ củ ở những cây lâu năm, rửa sạch, phơi khô hay sấy khô.

Dân đào được củ Tiết trúc nhân sâm nặng 1kg: Hàng hiếm 100 tuổi, trả giá trăm triệu

Chỉ vào củ tiết trúc nhân sâm đang được đặt lên chiếc cân trong nhà, ông Minh ở Sapa (Lào Cai) khoe: “Củ này được tìm thấy gần đỉnh núi dãy Hoàng Liên Sơn, cực quý hiếm vì giờ số lượng có khi chỉ đếm trên đầu ngón tay”.

Ông Minh cho biết, củ sâm vẫn còn tươi nguyên lá, trọng lượng đạt 1,05kg, độ dài khoảng 80cm, số đốt đếm được trên 80 – mỗi đốt tương đương một năm tuổi. Thế nhưng, 80 đốt mắt là những đốt ông đếm được, còn một đoạn nữa do cây quá nhiều tuổi, bị mối ăn mất một ít phần vỏ nên không thể đếm được đốt ở đoạn này. Củ này được một người đi rừng tìm được trên vách núi với độ cao 2.300 mét gần đỉnh Hoàng Liên Sơn.

Vừa qua có rất nhiều khách điện thoại trả giá hàng trăm triệu đồng để mua củ tiết trúc nhân sâm này nhưng ông chưa đồng ý bán.

Theo ông Minh, giống sâm này trước kia được tìm thấy khá nhiều ở Tây Tạng trên độ cao từ 4.000-5.000m. Nhưng loài sâm này sau đó cũng cạn kiện hoàn toàn do bị khai thác triệt để.

Ở nước ta, tiết trúc nhân sâm được tìm thấy trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Loài sâm này mỗi năm một lần rụng lá và mọc thêm một đốt. Mỗi năm nó chỉ ra 3-4 lá và mỗi lá có 7 thùy. Củ sâm mọc ngẩng lên trời, nhưng được vài năm, thân nặng quá, lại gục xuống, rồi bị mùn lá phủ lên che kín, thành thử phần thân nó chìm trong đất đá.

Ông Minh cũng cho hay, thực tế tên tiết trúc nhân sâm là tên người Trung Quốc dùng để gọi loại thảo dược quý hiếm này. Còn ở Việt Nam, đồng bào dân tộc thường gọi là tam thất hoang (tam thất rừng) hay củ thằn lằn đá. Tuy nhiên, chúng khác với tam thất hoang khác là ở độ cao. Tiết trúc nhân sâm thường được tìm thấy ở độ cao trên 2.000m, còn tam thất rừng được tìm thấy nhiều ở độ cao thấp hơn.

Sở dĩ chúng có giá cao ngất ngưởng là vì tính dược liệu của loại sâm trúc này tương đương với sâm Ngọc Linh. Hiện nay chúng cũng đang dần cạn kiệt nên những củ sâm có tuổi đời khoảng gần 100 tuổi cho đến 200-300 triệu thuộc hàng cực kỳ hiếm.

Trước đó, vào năm 2015, “người rừng” Trần Ngọc Lâm – người bị ung thư phổi chờ chết 15 năm trước đó – đã vào rừng Hoàng Liên Sơn, trèo lên tận đỉnh Fansipan và phát hiện ra nhiều cây thuốc quý. Trong đó, ông đã tìm được một củ tiết trúc nhân sâm 800 năm tuổi ở độ cao 2.700m.

Theo các nhà khoa học, “cụ sâm” 800 năm tuổi của ông Lâm tìm được không thể định giá nổi. Bởi không thể kiếm đâu ra được củ thứ hai có tuổi thọ lớn tới vậy ở Hàn Quốc và Triều Tiên. Ở Việt Nam, củ tiết trúc nhân sâm có tuổi đời 200-300 năm đã là quá hiếm.

Thời đó, nếu đem bán có thể được tiền tỷ, nhưng ông Trần Ngọc Lâm quyết tâm không bán, đem chặt khúc phân phát cho bạn bè hàng xóm mỗi người một ít, số còn lại ông ngâm rượu để uống chơi.

Theo lương y Minh, ngay cả sâm Ngọc Linh, tiết trúc nhân sâm hay tam thất rừng thường cũng vậy, những củ thuộc hàng khủng giá trị của nó luôn phụ thuộc vào người mua. Nếu người mua thích có thể trả giá tới hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng và ngược lại. Còn là hàng thật hay giả thì phải đem đi xét nghiệm mới biết chính xác được.

Củ sâm tiết trúc ở dải núi Ngọc Linh thuộc đất Lào

Trong dòng sâm tiết trúc, hiện tại, đắt nhất là loại mọc ở núi Ngọc Linh, gọi là sâm Ngọc Linh, ở địa phận Quảng Nam và Kon Tum. Loại tự nhiên, quý ngang nhau là mọc ở bên Lào, cũng thuộc dải núi Ngọc Linh, bởi nó cùng địa hình, địa chất, khí hậu. Những củ sâm trồng ở dãy núi này có giá trên dưới 100 triệu đồng/kg, còn sâm tự nhiên lên đến cả tỉ đồng/kg củ to. Những thế hệ lớn tuổi sống ở dãy núi Ngọc Linh, khi trồng và khai thác sâm Ngọc Linh, vẫn gọi chúng là sâm đốt trúc, hoặc sâm tiết trúc. 

Dược sĩ Đào Kim Long, người phát hiện ra sâm Ngọc Linh, cũng từng nói rằng, khi ông được giao nhiệm vụ tìm kiếm sâm ở khu 5 để phục vụ quân đội tại chỗ, ông đã hét lên sung sướng khi tìm thấy “sâm Lào Cai” ở dãy núi này. Điều đó có nghĩa, sâm tiết trúc ở Lào Cai đã được người xưa tìm hiểu, nghiên cứu và coi nó là sâm quý.

Tuy nhiên, bản thân tôi cùng nhiều người sưu tầm sâm đã thử nghiên cứu, kiểm định chất lượng, thì nhận thấy, một loại sâm tiết trúc ruột đen ở dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Lai Châu có hàm lượng Saponin tổng hợp cao hơn sâm ở núi Ngọc Linh, thậm chí cao gấp đôi mức định lượng trung bình sâm trồng ở núi Ngọc Linh. Chính vì thế, trên thị trường nhiều năm qua, loại sâm ở Lai Châu thường được đem vào Ngọc Linh để bán với thương hiệu sâm Ngọc Linh. Hiện tại, loại sâm này có giá trung bình khoảng 100 triệu/kg. Loại củ hoang dã, củ lớn, rất khó định giá, thậm chí đến cả tỉ đồng/củ độ 7-8 lạng.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh sườn heo nhân sâm
MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm hạt sen


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *