BÀI 1039 – Dinh Dưỡng Phục Hồi Cho Bệnh Nhân Hậu Covid-19

Người bệnh hậu Covid-19 có nguy cơ suy dinh dưỡng với mức độ khác nhau (nhẹ, trung bình, nặng) và suy giảm khối lượng, chức năng khối cơ. Tình trạng này xuất hiện trong giai đoạn nhiễm Covid-19 và có thể tiếp tục tiến triển ở giai đoạn hậu Covid-19.

NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH HẬU COVID-19

Nguyên nhân: 

   Mệt mỏi kéo dài gây chán ăn

   Ăn uống kém do mất vị giác-khứu giác, khô miệng

   Rối loạn nuốt

   Rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu (tiêu chảy, táo bón, buồn nôn/nôn, đầy bụng… )

   Các bệnh lý dạ dày-ruột đi kèm hoặc mới khởi phát (viêm loét dạ dày tá tràng… )

Hậu quả:

   Suy giảm chức năng miễn dịch làm giảm khả năng đề kháng, tăng nguy cơ nhiễm trùng

   Suy yếu chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể: cơ xương khớp, tim mạch, hô hấp…

   Chậm hồi phục tổng trạng

VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI BỆNH HẬU COVID-19

Dinh dưỡng cho người sau điều trị COVID-19 rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp:

   Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nhanh hồi phục.

   Cải thiện các chức năng cơ thể, trong đó có chức năng hô hấp 

NGUYÊN TẮC DINH DƯỠNG 

  – Năng lượng cung cấp có thể dao động từ 25-40 Kcal/kg cân nặng/ngày tùy cá thể hóa người bệnh. Khi cần tăng cân, có thể tăng thêm 400-500 Kcal/ngày so với trước khi mắc Covid-19 (tương đương 1 bữa ăn)

   – Năng lượng trong khẩu phần được cung cấp từ 3 nhóm thực phẩm: 

      Nhóm giàu chất bột đường (gạo, ngũ cốc, khoai, củ… )

      Nhóm giàu đạm (các loại thịt động vật, thịt gia cầm, cá và thủy sản, đậu các loại… )

      Nhóm giàu chất béo (mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu… )

Chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đủ về số lượng, đảm bảo tỷ lệ hợp lý; đạm 13%-20%, chất béo 20%-25%, bột đường 55-65%.. 

   – Đa dạng, phối hợp 15-20 loại thực phẩm, thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản… đậu, đỗ… ) ; dầu thực vật và mỡ động vật.

   – Chất đạm: Người bệnh hậu Covid cần chọn chất đạm có giá trị sinh học cao (đạm động vật, trứng, sữa, đạm Whey… ), thực phẩm giàu HMB (sữa Ensure Plus Advance… ) nhằm cung cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu để duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể, tăng tạo cơ, giảm hủy cơ, tham gia vào hàng rào bảo vệ, sự dịch chuyển, hấp thu các chất dinh dưỡng. 

   – Chất béo: tỷ lệ chất béo động vật/chất béo tổng < 60%. 

Nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, nên ăn ít nhất 3 bữa cá/tuần

Hạn chế các chất béo có nguồn gốc nội tạng động vật,  từ các loại gia súc (heo, bò… ), gia cầm (gà, vịt…), trứng khoảng 3 quả/tuần

   – Sữa: bổ sung 1-2 ly/ngày, nên chọn các loại cao năng lượng, sữa giàu đạm, giàu HMB. 

   – Chất xơ, vitamin, khoáng chất:

Vitamin, khoáng chất  giúp chống oxy hóa như  vitamin A, C , D, E, chất sắt, kẽm,…có vai trò trong nâng cao sức đề kháng-miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm, chống nhiễm trùng….

 Ăn các loại rau màu xanh sẫm, hoa quả màu đỏ hoặc vàng có chứa nhiều vitamin A, C, E. Ngoài ra, rau quả còn giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. 

Nhu cầu rau xanh và hoa quả là từ 400 – 600 g/người/ngày (tương đương 20-30g chất xơ).

Một số lưu ý 

   – Người bệnh hậu Covid nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, khoảng 4-6 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây mệt, khó thở. 

   – Các món ăn chế biến ở mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa, hấp thu. 

   – Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng để dễ tiêu hóa 

-Bổ sung thêm men tiêu hóa (probiotic), viên/gói/ống  đa vitamin- khoáng chất cho các trường hợp cần thiết (ăn uống kém, khó tiêu… )

   – Tăng cường bổ sung nước uống:

Tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước mất giúp cho cơ thể mau phục hồi. Uống > 1.5-2 lít/ngày (> 8-12 ly lớn/ngày). Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn dễ gây cảm giác mau no.

Các loại nước ép trái cây tươi, sinh tố,nước uống điện giài, nước có bổ sung vitamin-khoáng chất- chất xơ…cũng phù hợp cho người bệnh hậu Covid.

   – Hạn chế: các thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ khô, mắm, thực phẩm muối chua), nước uống có nhiều gas. 

   – Người bệnh bị giảm khứu giác, vị giác có thể cải thiện chất lượng bữa ăn bằng cách tự nêm nếm theo khẩu vị, gia tăng các gia vị-hương liệu  (rau thơm, ngũ vị hương, hành tỏi, tiêu ớt… ), thường xuyên giữ gìn vệ sinh răng miệng.

   – Người bệnh bị khô miệng có thể nhai kẹo cao su, ngậm kẹo có vị chua-hương bạc hà… để kích thích tăng tiết nước bọt, ăn thức ăn mát-lạnh

   – Người bệnh có rối loạn nuốt cần lưu ý tư thế khi ăn cũng như thay đổi cấu trúc thực phẩm.

Tư thế cho ăn: giữ tư thế ngồi thẳng lưng, cằm hơi gập xuống để tránh hiện tượng sặc thức ăn vào phổi. Nếu bệnh nhân phải nằm ăn, cần giữ tư thế đầu cao từ 35-40 độ khi cho ăn.

Thay đổi cấu trúc thực phẩm, chọn  dạng nghiền nhuyễn hoặc lỏng, sệt như cháo, sữa, súp…có thể sử dụng chất tạo đặc (Xanthan Gum, ThickenUp Clear… ) để pha vào thực phẩm, làm thực phẩm có độ kết dính tốt hơn, giảm tình trạng sặc thức ăn vào phổi. 

    – Phối hợp giữa dinh dưỡng đúng, đủ và chế độ vận động- vật lý trị liệu-phục hồi chức năng hợp lý.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm hầm thịt thỏ
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Tim heo tiềm nhân sâm


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *