BÀI 1022 – Lá sả khô và những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe ít người biết

Lá sả từ lâu đã được dân gian sử dụng làm nguyên liệu trong chế biến món ăn, làm nước xông giải cảm, trị ho cùng vô vàn những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.

Không những giúp giải độc cơ thể, điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt mà nó còn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Vậy lá sả dùng làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về loại thảo dược này và cách sử dụng mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lá sả là gì?

Ai cũng biết, lá sả chính là lá của cây sả. Sả hay còn được gọi là sả chanh, sả ta, cây hương mao, cỏ sả. Ngoài ra, nó còn có tên khoa học là Cymbopogon citratus (DC) stapf, thuộc họ nhà Lúa (Poaceae).

Bên cạnh đó, còn có một loại sả cũng thuộc họ nhà lúa gọi là sả Java hay còn gọi là cây sả đỏ, sả xòe, có tên khoa học là Cymbopogon winterianus jowitt.

Đặc điểm của cây sả

Sả là loại cây “quốc dân” rất quen thuộc với người người, nhà nhà. Sau đây là đặc điểm của 2 loại sả phổ biến nhất ở nước ta:

Cây sả chanh

Cây sả chanh là một dạng cây mọc thành bụi, sống lâu năm, thân chỉ cao khoảng 1 – 1.5 mét, có thân rễ màu trắng xanh hoặc hơi ngả tía.

Phiến lá dài khoảng 1 mét, lá hẹp và các bẹ lá cuốn chặt vào nhau. Các mép lá khi sờ vào có độ nhám và khi vò nát thường có mùi thơm tỏa ra rất dễ chịu. Bẹ lá không có lông mà chỉ có các sọc dọc. Hoa thường mọc thành từng cụm bao gồm nhiều hoa nhỏ và không có cuống.

Sả chanh có những công dụng nổi bật như làm gia vị, đuổi muỗi, tinh dầu xông hơi, nấu nước tắm cho bé,…

Cây sả Java

Cây sả Java cũng là dạng cây bụi, nhưng có thân cao đến 2 mét và có gốc rễ màu hồng hoặc đỏ tía; chính vì thế mà còn được gọi là sả đỏ. Thân rễ phát triển rất tốt, rễ ăn sâu vào lòng đất.

Lá thuôn dài có mép lá nhám màu xanh; khi chúng trưởng thành thường sẽ rủ xuống và các bẹ lá sẽ quấn bao bọc lấu thân cây. Hoa sả đỏ thường mọc thành chùm và thẳng đứng.

Tuy cả 2 loại sả đều có chứa dược tính nhưng người ta thường sử dụng sả chanh để làm nguyên liệu cũng như chữa bệnh bởi vì nó chứa nhiều dược chất và tinh dầu hơn.

Phân bố, thu hái và chế biến lá sả

Cây sả chanh có nguồn gốc từ Ấn Độ, qua nhiều thập kỉ nó đã du nhập sang các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, loại sả này được trồng nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Bắc.

Sả Java bắt nguồn từ đảo Java ở Indonesia và được trồng nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Madagascar, Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Sả là loại dược liệu có thể thu hái quanh năm, người ta thường chỉ thu hái thân và lá. Hái lá tươi dùng để chưng cất tinh dầu, thân làm nguyên liệu chế biến món ăn.

Thành phần hóa học của lá sả

Theo các nghiên cứu y học hiện đại, lá sả có chứa nhiều tinh dầu gồm các hợp chất như geraniol citronella và citronellol cùng với citra.

Và trong y học cổ truyền, sả có vị cay nồng, có mùi thơm và tính ấm có công dụng làm ấm bụng, thông khí, kích thích tiêu hóa, sát trùng và giúp tiêu đờm.

Lá sả trị bệnh gì?

Sả là một trong những loại dược liệu đa công dụng, dùng làm nguyên liệu nấu ăn lại có thể dùng để chữa bệnh. Ngày xưa, ông cha ta vẫn thường dùng để nấu nước xông giải cảm, trị ho cùng một số những công dụng trị bệnh như:

– Lá sả giúp giải độc cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp làm sạch tuyến tụy, gan, thận và bàng quang.

– Có công dụng giúp sát trùng hiệu quả bởi nó hoạt động như một loại thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn.

– Chiết xuất tinh dầu từ lá sả có công dụng giúp chống viêm và cải thiện các bệnh liên quan đến ruột

– Sả có tác dụng điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, chống trầm cảm, giúp giảm cân và hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson, Alzheimer.

– Đặc biệt, nó còn có khả năng giúp tiêu diệt các tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan,…

Lá sả có tác dụng gì?

Theo Đông y, lá sả là loại dược liệu vừa dễ tìm vừa mang lại hiệu quả cao. Nó có khả năng chữa bệnh thấp khớp, giúp cầm máu, chữa rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ và phù nề sau sinh cùng muôn vàn những tác dụng quý giá.

Vậy lá sả có tác dụng gì? Dùng làm gì? Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số tác dụng nổi bật của nó ngay sau đây nhé!

Lá sả có tác dụng giúp trị ho

Khi y học chưa phát triển, mỗi lúc trời trở gió cũng là lúc bệnh cảm, đau họng lại xuất hiện. Dân gian lại dùng sả để làm ấm bụng và dịu cổ họng và chữa bệnh cảm bằng cách

Dùng sả khô, tô tử, sinh khương, trần bì, mỗi loại dược liệu dùng 200g. Tất cả dược liệu mang rửa sạch rồi giã nát và đem ngâm cùng với 1 lít rượu trắng 40 độ.

Tiếp đến dùng bách bộ đã bỏ lõi, đem thái nhỏ, sao khô khoảng 500g, mạch môn 300g cùng với 250g tang bạch bì sao mật. Đem tất cả đun với nước thanh cao lỏng rồi trộn đều với rượu đã ngâm. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 10 – 20ml.

Lá sả có tác dụng giảm cân

Có thể bạn chưa biết nước sắc từ sả có thể giúp làm giảm lượng calo, đốt cháy chất béo trong cơ thể.

Chỉ cần dùng 5 nhánh sả đập dập, 1 trái chanh tươi cắt lát cho vào nồi nấu với 1 lít nước trong vòng 30 phút rồi lọc lấy nước. Đợi nguội rồi cho vào 3 – 4 muỗng canh mật ong vào uống.

Nên uống vào mỗi buổi sáng sớm; sả có tác dụng giúp đốt cháy mỡ thừa và tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Lá sả có tác dụng giải cảm cúm, cảm lạnh

Chỉ cần dùng lá sả, lá kinh giới, lá tía tô, trắc bách diệp, ngải cứu, bạc hà. Bên cạnh đó có thể dùng thêm lá tre rồi mang tất cả đun nước sôi rồi trùm chăn kín để xông.

Hoặc có thể dùng lá sả, lá tre, lá bưởi, lá ổi, lá tía tô đem nấu nước, dùng 1 cốc để uống và phần nước còn lại dùng để xông. Uống và xông xong thì đắp chăn nằm nghỉ.

Bên cạnh đó, người ta còn dùng cách 40g củ sả, 30g củ gừng, đem rửa sạch, giã nát rồi nấu nước uống mỗi ngày.

Lá sả có tác dụng trị cảm sốt, phong hàn

Chỉ cần dùng lá chanh, lá sả, lá bưởi, lá húng chanh, hương nhu, ngải cứu, kinh giới, bạc hà, mỗi loại dùng 10g. Đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi, tiếp đến lấy chăn xông trong vòng 15 phút.

Lá sả giúp giải nhiệt, lợi tiểu, tiêu thực

Bạn chỉ cần dùng 30g lá sả tươi đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng với 1 lít nước trong 10 phút, rồi để nguội và uống trong ngày.

Có thể dùng lá sả để trị đau đầu, chóng mặt. Dùng lá sả, lá tía tô, ngải cứu và tỏi đập dập rồi nấu nước xông.

Lá sả chữa rối loạn tiêu hóa, chứng đầy bụng

Sử dụng lá sả, vỏ bưởi, mộc thông, trạch tả, cỏ bấc, hồi hương mỗi loại 20g cùng với 5g vỏ quế, 2g bồ hóng, 2g diêm tiêu, 0.5g xạ hương.

Đem tất cả dược liệu đi sắc cách thủy trong vòng 20 phút, chia làm 3 lần uống sau mỗi bữa ăn trong ngày.

Hoặc có thể dùng 30 – 50g lá sả tươi đun sôi lấy nước uống rồi cho thêm đường mỗi khi uống, uống ngày 2 lần

Để khử mùi hôi miệng, bạn chỉ cần dùng củ sả non rửa sạch rồi đem thái nhỏ, phơi khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 10g bột pha cùng với nước để súc miệng.

Lá sả có tác dụng giảm đau, hạ huyết áp

Khi bị đau nhức hay vết thương bầm tím, bạn chỉ cần dùng một lượng tinh dầu sả trộn cùng với dầu dừa rồi massage lên những vùng bị đau như đau cơ, đau khớp và bầm tím.

Khi huyết áp cao bạn có thể uống một cốc nước sả pha mật ong để giúp ổn định huyết áp nhanh chóng.

Lá sả có tác dụng chữa tiêu chảy do lạnh bụng

Dùng 10g rễ sả, 8g củ gấu và vỏ rụt, 5g trần bì, 6g hậu phác. Đem tất cả dược liệu đi sắc với 4 thăng nước, đến khi cạn còn 2 thăng để uống vào buổi sáng và tối khi thuốc còn ấm nóng, thực hiện liên tục trong vòng 2 ngày sẽ khỏi

Bên cạnh đó, có thể dùng 10g rễ sả, 8g búp ổi và 8g củ riềng thái nhỏ, đem sao qua rồi cho vào nồi đun cùng với 300ml nước lọc. Đun đến khi cạn còn 100ml thì chia làm 2 lần uống sau mỗi bữa ăn.

Tác dụng của lá sả chữa phù nề chân tay, tiểu rắt sau sinh

Sử dụng 100g lá sả khô, 50g cây cỏ xước, 50g bông mã đề cùng với 50g rễ cỏ tranh rửa sạch, thái nhỏ rồi mang đi phơi khô.

Cho tất cả vào nồi đun cùng với 500ml nước lọc, sắc đến khi cạn còn 100ml thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục trong vòng 3 – 5 ngày sẽ khỏi.

Tác dụng của lá sả gội đầu làm đẹp tóc, trị gàu

Dùng 30g mỗi loại lá sả, bồ kết, vỏ bưởi, hương nhu, đem rửa sạch rồi đem đi đun nước gội đầu. Gội 2 lần tuần với sả vừa giúp tóc khỏe mạnh, chắc khỏe, làm mềm và thơm tóc, giúp sạch gàu.

Tắm lá sả có tác dụng gì cho bé?

Tắm nước lá sả cho bé có tốt không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bỉm sữa.

Có rất nhiều loại lá tắm cho trẻ sơ sinh rất tốt như lá tía tô giúp bé tăng cường trao đổi chất, lá kinh giới giúp bé sát khuẩn và làm sạch da,… Trong đó phải kể đến lá sả. Tắm lá sả cho bé có tác dụng trị rôm sảy, mụn nhọt, lở ngứa ở trẻ.

Chỉ cần dùng lá sả tươi rửa sạch rồi cho vào ấm nấu sôi rồi pha nước tắm cho bé như bình thường. Tắm lá sả sẽ giúp làm mát, sát khuẩn và trị rôm sảy trên da cho bé.

Một số lưu ý khi sử dụng lá sả

  • Lá sả có tính ấm chính vì thế mà không nên dùng cho người bệnh do hư hàn.
  • Không dùng sả cho người cơ thể yếu, hư nhược.
  • Không dành cho phụ nữ mang thai vì có thể gay sảy thai.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
MÓN NGON CÙNG SÂM: Nhân sâm hầm óc heo

MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm hầm thận lợn


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *