BÀI 1015 – Cỏ tranh với 13 bài thuốc quý giúp điều trị viêm thận, viêm đường tiết niệu, sốt xuất huyết,…hiệu quả

Cỏ tranh là dược liệu có thành phần đơn giản nhưng lại có rất nhiều công dụng trị bệnh như: viêm thận, viêm đường tiết niệu, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam,…

Tên khác: Bạch mao (tên gọi gốc theo tiếng Trung). Bên cạnh đó, rễ và thân cỏ tranh khô được gọi là bạch mao căn, rễ cỏ tranh tươi gọi là sinh mao căn. Còn hoa gọi là bạch mao hoa.

Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) 

Họ: Lúa (Poaceae)

Đặc điểm dược liệu cây cỏ tranh

Mô tả

Cỏ tranh là loài thân rễ, mọc bò, có rễ lan dài và ăn sâu dưới đất. Lá cây khá cứng, dáng hẹp và dài, mặt trên lá nhám còn mặt dưới nhẵn. Mép lá khá sắc. Hoa có hình chuỳ, màu trắng sợi bông.

Cây cỏ tranh

Phân bố

Cây cỏ tranh mọc hoang khắp nơi nên có thể dễ dàng tìm thấy ở khắp các tỉnh thành nước ta.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

  • Bộ phận dùng: Thân, rễ và hoa
  • Thu hái: Có thể thu hoạch quanh năm
  • Chế biến: Cỏ tranh sau khi thu hoạch, rửa sạch và phơi khô
  • Bảo quản: Nơi khô thoáng

Thành phần hóa học

Thành phần của cỏ tranh khá đơn giản, trong đó có acid hữu cơ và các loại đường như glucoza và fructoza.

Vị thuốc cỏ tranh

Tính vị, quy kinh

Tính vị:

  • Thân và rễ cỏ tranh khô (Bạch mao căn): Tính hàn, có vị ngọt
  • Hoa (Bạch mao hoa): Tính ấm, vị ngọt, không chứa độc tố

Cỏ tranh tác dụng vào ba kinh Thủ thiếu âm Tâm, Túc dương minh Vị và Túc thái âm Tỳ

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu, cỏ tranh có khá nhiều công dụng trị bệnh, cụ thể:

  • Phục nhiệt (Nhiệt ẩn tàng ở bên trong)
  • Lợi tiểu tiện, tiểu tiện khó khăn
  • Tiêu ứ huyết
  • Giải độc
  • Chữa thổ huyết
  • Chỉ huyết (cầm máu)
  • Điều trị sốt nóng
  • Chữa viêm đường tiết niệu
  • Trị bệnh sỏi thận
  • Nục huyết (chảy máu mũi)
Cỏ tranh

Cách dùng và liều lượng

Thông thường, Đông y thường sử dụng rễ cỏ tranh dưới dạng phơi khô hoặc tươi làm thuốc sắc để điều trị bệnh. Liều lượng dùng tươi 30 – 35 gram/ ngày, khô 12 – 20 gram/ ngày.

Bài thuốc chữa bệnh từ cỏ tranh

Mặc dù có thành phần khá đơn giản, song những hoạt chất này lại rất có lợi đối với sức khoẻ nên được ứng dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Cụ thể:

Lợi tiểu, chữa bí tiểu, khó tiểu

Cỏ tranh có tác dụng hỗ trợ thận bài tiết tốt hơn, vì thế thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bí tiểu, khó tiểu. Dưới đây là cách áp dụng bài thuốc này:

  • Cách 1: Dùng 30 gram rễ cỏ tranh khô (bạch mao căn) kết hợp với 25 gram xa tiền sử, 40 gram râu ngô và 5 gram hoa cúc đem trộn đều lại với nhau. Mỗi lần lấy 50 gram sắc chung với 750 ml nước và uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày giúp cải thiện triệu chứng bí tiểu, khó tiểu.
  • Cách 2: Sử dụng 50 gram rễ cỏ tranh tươi (sinh mao căn) sắc chung với 10 gram rau má, 15 gram lá sen cạn, 10 gram râu ngô và 8 gram rau diếp cá. Chia nước thuốc và uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục từ  3 – 5 ngày.

Giải độc cơ thể, làm mát gan

Cỏ tranh có tính mát, phụ hợp sử dụng trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc gan. Cách áp dụng bài thuốc này khá đơn giản, người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà.

  • Cách 1: Dùng 150 gram rễ cỏ tranh tươi đã cạo sạch vỏ đun nhừ với 150 gram thịt lợn nạc thái lát mỏng và 50 gram bạch anh tươi. Mỗi ngày ăn 1 lần và ăn từ 10 – 15 ngày.
  • Cách 2: Dùng 200 gram sinh căn mao, rửa sạch và nấu với 700 ml. Sau khi nước sôi hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 7 – 10 phút. Dùng nước thuốc thay nước lọc và uống mỗi ngày. Liệu trình điều trị từ 10 – 15 ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp

Để hỗ trợ điều trị viêm thận hiệu quả, người bệnh áp dụng bài thuốc sau:

  • Cách 1: Dùng 200 gram rễ cỏ tranh khô sắc với 500 ml trên ngọn lửa nhỏ. Sau khi nước thuốc cạn còn 100 – 150 ml, chia thuốc và uống  2- 3 lần. Mỗi ngày uống 1 tháng và sử dụng liên tục trong 1 tháng để có kết quả trị liệu tốt.
  • Cách 2: Dùng rễ cỏ tranh tươi phối trộn với các nguyên liệu tự nhiên khác như cam thảo nam, hoàng đằng, kim ngân hoa, đậu đen, cỏ mần trầu, mã đề, kinh giới, kim anh tử. Tất cả các thảo dược, mỗi vị lấy 10 gram, sắc chung với 3 bát nước. Khi nước cạn còn 1 bát, uống sau bữa ăn. Thời gian dùng 15 ngày.
Điều trị viêm thận bằng cỏ tranh

Chữa viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Để điều trị tình trạng này, người bệnh áp dụng bài thuốc dưới đây:

Chuẩn bị 10 gram rễ cỏ tranh khô, 20 gram đinh lăng, 20 gram kim ngân, 20 gram rau dấp cá, 20 gram rau má, 20 gram kim tiền thảo, 16 gram tang diệp, 16 gram hương nhu. Tất cả các nguyên liệu được rửa sạch và cho vào nồi, thêm nước và đun sôi. Dùng nước uống trong ngày, giúp cải thiện tình trạng viêm ở đường tiết niệu

Điều trị ho lâu ngày do phế hư

Để điều trị chứng ho lâu ngày, người bệnh áp dụng như sau:

Sử dụng thang thuốc bao gồm các vị thảo dược như rễ cây cỏ tranh khô 20 gram, cam thảo 10 gram, củ gừng 20 gram, rễ xương sông 16 gram, bán hạ chế 10 gram, tang bạch bì 16 gram, trần bì 10 gram, cát cánh 12 gram. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia thuốc làm 2 phần, uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 3 – 4 ngày liên tục giúp giảm ho.

Trị nước tiểu vàng, vàng da do can khí uất kết

Nguyên liệu có 16 gram rễ cây cỏ tranh khô, 12 gram nhân trần, 8 gram chỉ xác, 12 gram bạch thược, 14 gram nam hoàng bá, 10 gram chi tử, 20 gram đinh lăng, 8 gram đan bì, 12 gram xa tiền, 1 2 gram củ đợi. Sắc 1 thang, uống 2 lần trong ngày.

Điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm, cần được điều trị bằng thuốc tân dược. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể tham khảo bài thuốc dưới đây để điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn:

Sử dụng 20 gram rễ cây cỏ tranh khô sắc chung với 20 gram cỏ mực, 16 gram tang diệp, 20 gram rau má, 16 gram kinh giới, 24 gram đậu đen đã sao thơm, 12 gram cam thảo. Chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.

Chữa khạc hoặc ho ra máu do phế nhiệt

Để điều trị chứng bệnh này hiệu quả, người bệnh nên kết hợp vói một số dược liệu khác như: Bài thuốc gồm có sinh địa 12 gram, rễ cây cỏ tranh khô 16 gram, rau má 20 gram cùng với cỏ mực 20 gram và ngân hoa 12 gram. Sắc thuốc và uống 2 lần trong ngày.

Trị chứng khô họng, khô miệng do tân dịch vị bị hao tổn

Lấy 16 gram rễ cỏ tranh cùng với các loại thảo dược khác như 16 gram đinh lăng, 10 gram cam thảo, 10 gram sơn thù, 12 gram sa sâm, 16 gram hoài sơn, 8 gram đan bì, 16 gram đinh lăng, 12 gram khởi tử, 10 gram trạch tả, 12 gram mạch môn, 20 gram cát căn. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 2 lần.

Chữa xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hoá rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nên cần được cấp cứu ngay lập tức để được điều trị bằng trang thiết bị hiện đại. Sau khi qua cơn nguy kịch, người bệnh có thể điều trị bệnh bằng cách sau: Rễ cây cỏ tranh khô 20 gram sắc chung với 6 gram cây a giao, 21 gram củ gừng nướng cháy, 12 gram thục địa và 16 gram trắc bạch diệp. Sắc và chia thuốc uống 2 – 3 lần/ ngày.

Trị sỏi thận 

Sử dụng bạch mao căn 20 gram, mộc thông 10 gram, cối xay 16 gram, kim tiền thảo 10 gram, đinh lăng 20 gram, cối xay 16 gram, mã đề thảo 20 gram. Sắc thuốc, uống 2 lần mỗi ngày. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.

Tác dụng của cỏ tranh

Điều trị chảy máu cam

Để điều trị chảy máu cam, người bệnh áp dụng bài thuốc sau:

  • Cách 1: Chi tử 18 gram kết hợp với bạch mao căn 36 gram. Cho hai vị thuốc vào nồi sắc chung với 400 ml nước. Thuốc cạn còn 100 ml, uống nóng sau hoặc trước khi đi ngủ. Sử dụng liên tục 7 – 10 ngày.
  • Cách 2: Lấy 80 gram sinh mao căn (rễ tươi) sắc nước uống hàng ngày. Nên uống thuốc sau khi ăn. Dùng 7 – 10 ngày liên tục.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Kiên trì áp dụng bài thuốc từ cổ tranh, bệnh hen suyễn sẽ được cải thiện. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc này tại nhà như sau: Dùng 20 gram rễ cây cỏ tranh tươi, rửa sạch, sắc nước uống sau mỗi bữa ăn tối. Uống liên tục trong 8 ngày.

Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ cỏ tranh

Cỏ tranh là dược liệu lành tính, thường không gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng đến cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải tình trạng dị ứng hoặc tiêu chảy nếu sử dụng không đúng cách và liều lượng. Vì thế, người bệnh cũng nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, những người tạng hàn, người hư hỏa, người đang suy nhược cơ thể hoặc phụ nữ mang thai,…tuyệt đối không sử dụng bài thuốc từ dược liệu này.

Ngoài ra, do các bài thuốc đều có nguyên liệu từ tự nhiên nên khi vào cơ thể, các hoạt chất có lợi được cơ thể hấp thu khá chậm. Do vậy, cần kiên trì áp dụng các bài thuốc mới thấy được hiệu quả. Mặt khác, người bệnh cũng không nên quá phụ thuộc vào những bài thuốc từ cỏ tranh, bởi đây chỉ là phương pháp tham khảo, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên vẫn cần phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm hạt sen
MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm tiềm chim cút


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *