BÀI 1006 – Gừng gió: Thần dược chữa bệnh xơ gan, ung thư gan hiệu quả

Gừng gió được dân gian ví như “tiên dược” có thể chữa được nhiều bệnh. Trong nhân dân, được mệnh danh là “thần dược” chữa xơ gan, viêm gan và hỗ trợ điều trị ung thư. Nhờ tiếng lành đồn xa, vị thuốc này đang ngày càng được nhiều săn lùng.

Cây gừng gió là gì?

Gừng gió là thảo dược được rất nhiều bệnh nhân gần xa săn đón. Khác với củ gừng thường, gừng gió tuy nhỏ bé nhưng có nhiều công dụng chữa bệnh rất hiệu quả như: điều trị cảm lạnh, xơ gan, đau xương khớp, mỡ máu, viêm loét dạ dày,…

cay gung gio

Ngoài ra, theo Hội Đông y Việt Nam, gừng gió dùng để bồi dưỡng và tẩy độc cho phụ nữ sau sinh rất tốt. Đây là vị thuốc đa công dụng, chữa đa bệnh, và để tránh nhầm lẫn nó với gừng ta, hãy cùng xem qua một số đặc trưng của nó.

Tên gọi

Gừng gió là thực vật thuộc họ nhà gừng (Zingiberaceae), được dân gian gọi là củ riềng gió, cây mai gan riềng dại, ngải mặt trời, ngải xanh, khinh keng (dân tộc Tày),… tên khoa học là Zingiber zerumbet. Đây là cây thuốc của Châu Á, dùng nhiều trong y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam.

Mô tả hình ảnh

Hình ảnh cây gừng gió luôn gắn liền với loài cây sống lâu năm, rễ dạng củ, chỉ cao khoảng 1,2 mét và ít phân nhánh. Khi cây còn non, rễ củ có màu vàng nhạt và có hương thơm nhẹ. Về già thì rễ củ sẽ càng phình to và phần ruột bên trong sẽ chuyển dần sang màu trắng, có vị đắng nên còn được gọi là gừng đắng. 

Lá cây thường mọc so le, ôm sát thân, không có cuống và có xu hướng co lại. Mặt trên có màu nhạt và trơn bóng. Mặt dưới có màu xanh thẫm và có lông tơ mịn bao phủ.

Cây gừng gió

Hoa thường ở nách lá và mọc thẳng từ thân lên, hoa mọc thành đài dài, có màu đỏ sẫm. Theo dân gian, hoa gừng gió rất hiếm, có giá trị rất cao. Thời gian ra hoa và kết quả thường diễn ra vào tháng 5 – 6 với quả hình bầu dục, bên trong có hạt đen nhỏ. 

Khác với gừng ta hay gừng lai, gừng gió củ nhỏ nhắn, có nhiều rễ con và chia nhiều đốt. Do đó, bạn tránh nhầm lẫn nó với các loại khác:

Phân bố

Theo các nhà thực vật học, gừng gió là loài cây mọc hoang, có nguồn gốc từ Châu Á. Hiện nay chúng tập trung nhiều ở khu vực rừng núi Tây Bắc. Vì là loài cây ưa ẩm nên chúng thường phân bố tại các bìa rừng hay dọc theo 2 bờ sông, suối.

Ngoài ra, cây thuốc còn được một số người dân trồng trong vườn nhà để làm dược liệu chữa bệnh.

Thu hái và chế biến thành thuốc

Để bào chế thuốc chữa bệnh, người dân thường sử dụng củ và lá, nhưng đa số dùng củ nhiều hơn. Sau đào củ, đem dược liệu đi rửa sạch để loại bỏ đất cát và tạp chất. Sau đó, cắt chúng thành từng lát mỏng và đem đi sấy hoặc phơi khô, bảo quản trong túi kín để dành làm thuốc. Ngoài ra, có thể trực tiếp dùng ở dạng tươi nếu có nguồn dược liệu dồi dào.

Thành phần hóa học

Theo các nghiên cứu, trong gừng gió có chứa 13% lượng tinh dầu, bao gồm các dược chất như monoterpen, sesquiterpen, chất dầu béo và nhựa cây.

Ngoài ra, nó còn chứa cả humulen, zerumbon, monocyclic sesquiterpene xeton. Hầu hết, tất cả dược chất này đều có khả năng hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng, đại tràng, mỡ máu rất tốt.

Công dụng của gừng gió

Theo nghiên cứu hiện đại, tác dụng chữa bệnh của gừng gió nhờ vào lượng tinh dầu, chất xơ dồi dào cùng nhiều hợp chất khác có trong củ. Trong y học cổ truyền, vị thuốc có tính bình, đắng và cay nhẹ, có khả năng tiêu đờm, giảm đau, giải phong hàn. Một số công dụng chính như sau:

  • Điều trị các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, thường xuyên ợ chua, ợ nóng.
  • Công dụng của gừng gió hỗ trợ ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư hoặc u nang buồng trứng ở phụ nữ.
  • Hỗ trợ điều trị chứng cồn cào, nôn nao và chóng mặt.
  • Dùng làm thuốc thải độc, làm ấm vùng bụng dưới cho phụ nữ sau sinh.
  • Kích thích tiêu hóa thức ăn ở dạ dày, giúp ăn ngon ngủ ngon, cải thiện làn da hồng hào.
  • Hỗ trợ cải thiện chứng viêm gan, xơ gan cổ trướng.

Gừng gió tươi hay khô đều có 2 cách dùng chủ yếu: Sắc nước uống hoặc đem ngâm rượu.

Tác dụng của gừng gió

Cây gừng gió chữa bệnh gì? Các bài thuốc hay từ gừng gió

Cây gừng gió chữa bệnh gì? Theo nghiên cứu, củ cây gừng gió chứa nhiều tinh dầu và các hợp chất xơ có khả năng điều trị các chứng u bướu, xơ gan, hỗ trợ điều trị ung thư nhờ quá trình ức chế các gốc tự do, ngăn không cho tế bào ung thư phát triển.

Trong Đông y, dược liệu này được kết hợp vào những bài thuốc cổ truyền để giải phong hàn, chữa rong kinh, cảm lạnh, giải độc, tẩy uế,… Dưới đây là một số bài thuốc hay từ củ gừng gió theo kinh nghiệm dân gian:

Trị chứng cảm lạnh do mưa

Gừng gió chữa bệnh cảm lạnh do mưa rất nhanh khỏi, chỉ cần bạn áp dụng theo bài thuốc dưới đây:

  • Sử dụng 50g gừng gió thái lát, 50g lá khuynh diệp, 5g vỏ quýt khô (trần bì). Đem tất cả rửa sạch rồi cho vào nồi.
  • Sắc cùng với 1 lít nước trong 15 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra cái chậu để xông cho đổ mồ hôi, sau đó lấy bã thuốc chà lên ngực và sau lưng. 
  • Tiếp đến, lau khô người và đắp chăn ấm, tránh nằm dưới đất để giữ ấm cơ thể. 
Cây gừng gió chữa bệnh gì?

Phụ nữ bị rong kinh bất thường sau sinh

Rong kinh là bệnh lý hết sức nguy hiểm, có thể dẫn đến mất máu, suy nhược nếu tình trạng kéo dài, thường gặp nhiều nhất ở phụ nữ sau sinh. Nếu đang bị rong kinh, chị em có thể làm bài thuốc sau: 

  • Dùng 10g củ gừng gió, 5g lá khoai mỡ và 10g hoa khoai mỡ rửa sạch rồi cho vào nồi.
  • Thêm vào 4 chén nước, sắc đến khi cạn còn một nửa thì ngưng.
  • Chia làm 2 lần sáng và tối, uống trong ngày, dùng khi nước còn ấm. Áp dụng liên tục trong vòng 7 ngày sẽ thấy chứng rong kinh cải thiện.

Phụ nữ sau sinh ăn không ngon miệng

Phụ nữ sau sinh thường ăn rất nhạt miệng, giảm cảm giác thèm ăn do mất sức khi sinh con, từ đó, dễ dẫn đến chán ăn và mệt mỏi. Áp dụng bài thuốc bồi bổ từ gừng gió sẽ giúp mẹ bỉm nhanh chóng lấy lại thể trạng:

  • Sử dụng 50g ngọn bí đỏ, cà chua bỏ hột, 20g củ gừng gió, 50g thịt cá diêu hồng đã lọc xương. Đem sơ chế tất cả nguyên liệu.
  • Cho 500ml nước lọc vào nồi rồi đợi nước sôi cho cá vào hầm, khi cá hơi chín thì nêm gia vị vừa miệng.
  • Cho rau và gừng gió vào nấu thêm 5 phút, đến khi chín đều thì tắt bếp.
  • Chia làm 2 lần ăn trong ngày, ăn 2 – 3 lần/tuần sẽ chấm dứt tình trạng kém ăn, cải thiện thể chất cho mẹ sau sinh.

Nam giới trung niên bị mỡ trong máu

Không chỉ có táo mèo là khắc tinh của mỡ máu, riềng gió cũng là cái tên đáng nhắc tới. Để giải quyết tình trạng mỡ máu ở nam giới, bạn chỉ cần thực hiện theo cách sau:

  • Dùng 20g củ gừng gió cắt sợi, 10g lá gừng gió băm nhuyễn, 10 quả táo đỏ khô, 30g mộc nhĩ, 30g nấm bào ngư, 1 tai nấm tuyết. 
  • Bắt 1 lít nước lên bếp, khi nước sôi thì cho tất cả dược liệu vào, hầm trong 15 phút rồi tắt bếp.
  • Chia làm từng phần nhỏ ăn trong ngày, áp dụng 3 ngày ăn 1 lần và thực hiện liên tục 10 lần. Ăn đều đặn và đi đo mỡ máu sẽ thấy hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng

Ngoài cà gai leo hay cây an xoa, gừng gió chữa bệnh xơ gan, ung thư gan là bài thuốc được nhiều người áp dụng và khỏi bệnh. Bài thuốc dân gian như sau:

  • Sử dụng 50g gừng gió thái lát, 50g củ móp gai (mướp gai).
  • Cho dược liệu vào nồi sắc cùng với 800ml nước, sắc đến khi nước cạn còn 300ml nước thì ngưng.
  • Chia làm 2 lần uống vào buổi sáng lúc 10g giờ và buổi chiều lúc 16g.
  • Sau khi uống thuốc, bạn sẽ có cảm giác khó chịu và muốn đi đại tiện, nếu phân có màu như cà phê và có mùi hôi là bài thuốc đã phát huy tác dụng.
  • Dùng đều đặn cho đến khi màu phân trở lại bình thường.

Lưu ý: Khi điều trị, người bệnh nên ăn nhạt, không nên ăn các loại thức ăn và trái cây có chứa nhiều kali, kiêng dầu mỡ.

Trị đau nhức khớp chậu

Để chữa chứng đau nhức khớp chậu, người bệnh chỉ cần áp dụng bài thuốc từ gừng gió dưới đây:

  • Dùng 50g củ gừng gió, ngải cứu rửa sạch rồi cắt nhuyễn, 50g gạo lứt rang sẫm cùng với 2 củ hành tây, 15g hành lá và 300g thịt lươn đã sơ chế.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu với 1 lít nước lọc, sắc đến khi nước cạn còn ½ lượng nước ban đầu thì ngưng.
  • Chia làm 2 phần ăn trong ngày, uống nước và ăn cái, áp dụng liên tục trong vòng 10 ngày.
  • Bài thuốc này có thể dùng cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Trị chứng ăn khó tiêu

Gừng gió có tác dụng trợ tiêu hóa rất tốt, nếu ăn khó tiêu, bị đầy bụng, bạn làm theo 2 cách sau đây:

Bài thuốc 1:

  • Sử dụng 30g củ gừng gió giã nhuyễn, nửa trái bầu non, 1 trái chanh muối và 1 lít nước lọc. 
  • Cho tất cả vào nồi đun trong 30 phút rồi tắt bếp. Lọc bỏ bã và uống nước thuốc.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn 1kg gừng gió thái lát, 5 lít rượu trắng,
  • Đem ngâm rượu ít nhất 1 tháng. Sau mỗi bữa ăn, uống 1-2 ly nhỏ, gừng gió ngâm rượu có tác dụng cải thiện tiêu hóa rất tốt, giúp chấm dứt triệu chứng ợ chua, đầy bụng nhanh chóng. 
Cây gừng gió trị bệnh gì?

Giúp cầm máu vết thương

Tương tự như cây từ bi, lá thuốc này có tác dụng giúp cầm máu rất hiệu quả. Sử dụng 1 nắm lá gừng gió rửa sạch rồi giã nhuyễn, sau đó đắp lên vết thương đang chảy máu là được. Nếu vết thương nặng, chảy nhiều máu nên đưa ngay đến trạm xá gần nhất.

Gừng gió nấu thành các món ăn

Giống như gừng ta, gừng gió có thể dùng làm gia vị nấu ăn để tăng thêm hấp dẫn, vừa khử mùi tanh, vừa tốt sức khỏe. Ẩm thực từ gừng gió cũng phong phú không hề kém cạnh các loại gừng khác:

  • Chuẩn bị gừng gió, ngọn bí đỏ, cà chua chín bỏ hạt, mỗi loại dùng 50g và 200g thịt cá điêu hồng lóc xương. Cho tất cả vào nồi hầm, khi thịt cá vừa chín thì nêm nếm gia vị vừa ăn, nấu thêm 10 phút cho cá chín hẳn rồi tắt bếp. Món canh này ngoài bổ sung dinh dưỡng còn giúp mẹ sau sinh ăn ngon miệng và cải thiện làn da.
  • Chuẩn bị 20g củ gừng gió cắt sợi, 10g lá cây gừng gió, 30g mộc nhĩ đen, nấm bào ngư, táo tàu (hoặc đại táo). Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi nấu như súp. Chia làm nhiều phần ăn trong ngày, món ăn này có thể chữa được bệnh mỡ máu của nam giới..
  • Chuẩn bị 50g củ gừng gió, 20g lá ngải cứu, 50g gạo lứt rang, 20g hành củ, 15g hành lá, 200g thịt lươn đã sơ chế. Cho tất cả dược liệu vào nồi nấu với 800ml nước đến khi cạn còn 400ml thì ngưng. Chia làm 2 lần sáng và chiều ăn trong ngày. 

Lưu ý, kiêng kỵ khi dùng gừng gió

Trong quá trình sử dụng gừng gió, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau: 

  • Dược liệu này không dùng cho người có nhiệt nóng.
  • Thuốc phát huy tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.
  • Với những bệnh nhân u xơ gan cổ trướng, đại tràng, khi dùng thuốc nên ăn nhạt và hạn chế các thực phẩm nhiều kali, không uống rượu bia.
  • Dùng kiên trì và đều đặn để có hiệu quả như mong đợi.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Đông Trùng Hạ Thảo và 5 tác dụng tuyệt vời với cơ thể
– Truyền thuyết về loài nhân sâm “biết đi”


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *