BÀI 1002 – Cây huyết rồng: Thông kinh lạc, trị đau khớp và cách dùng hiệu quả.

Cây huyết rồng là vị thuốc có tính ấm, vị đắng, chát, hơi ngọt, có tác dụng thông kinh lạc, chữa đau khớp hiệu quả. Vậy huyết rồng là cây gì?

Cây huyết rồng là gì? Đặc điểm nhận dạng

Cây huyết rồng có nhiều tên gọi khác nhau như kê huyết đằng, hồng đằng, cỏ máu, đại huyết đằng, cây dây máu,… tên khoa học là Sargentodoxa Cuneata thuộc họ Huyết đằng. Đây là dược liệu nổi tiếng trong Đông y với tác dụng dưỡng huyết và trị đau khớp.

Huyết rồng ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau, có loại làm kiểng, có loại làm thuốc, để tránh sử dụng nhầm, bạn nên nắm rõ những đặc điểm nhận dạng sau đây:

Đặc điểm hình ảnh

Cây huyết rồng làm thuốc là thực vật thân gỗ, có dây leo, thường sống trong rừng. Khi còn nhỏ, thân cây có lớp lông tơ mịn mọc xung quanh thân. Cây trưởng thành thường rất to, đường kính từ 20 – 30 cm, sờ vào thân cảm giác sần, rắn, khoẻ. Lấy dao cắt ngang phần thân, bạn sẽ thấy bên trong có các vòng đồng tâm và chất nhựa màu đỏ nhìn giống như máu nên còn được gọi là huyết đằng.

Lá huyết rồng thuộc loại lá kép, màu lục sẫm, một nhánh nhỏ có 3 lá chét. Lá giữa có phần to hơn so với hai lá bên cạnh. Hoa có hình chùy, màu đỏ thường mọc thành chùm, dài từ 10 – 20 cm. Quả dài khoảng 10cm, bên trong chứa nhiều hạt. Toàn bộ thân cây đều có thể thu hoạch làm thuốc chữa bệnh.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây huyết rồng thường phân bố chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Thanh Hoá, Hoà Bình, Điện Biên. Hiện nay, theo báo cáo, loài cây này đang dần cạn kiệt do khai thác quá mức. Do đó, nguồn thảo dược trở nên hiếm và rất khó mua.

Trên thế giới, cây thuốc mọc ở một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc. Bạn có thể tìm thấy cây thuốc ở các vùng đồi núi, cánh đồng hoang tại các quốc gia này.

Dược liệu thu hái quanh năm, thời điểm thu hoạch tốt nhất thường vào tháng 7 – 10 thời vụ thu xuân. Khi thu hái, chặt lấy phần dây leo già, bỏ vỏ ngoài, thái lát mỏng, phơi khô để nhựa se lại. Theo kinh nghiệm dân gian, nên chọn những cây huyết rồng có nhiều nhựa, loại này thường đủ năm tuổi và chứa nhiều dược tính.

Thành phần hóa học

Các dược chất chủ yếu nằm trong thân cây, bao gồm milletol, tanin, chất nhựa, glucozit và một số thành phần khác. Đây là những hoạt chất có công dụng tốt trong điều trị đau xương khớp, khí huyết trì trệ, giúp bồi bổ khí huyết, mạnh gân xương, thông kinh mạch. 

cây huyết rồng ở việt nam

Cây huyết rồng có tác dụng gì?

Trong Đông y, cây huyết rồng có tính ấm, vị ngọt, đắng và chát, tính bình, không độc. Được sử dụng vào các bài thuốc bài thuốc lưu thông máu, giảm đau xương khớp, bổ khí huyết hay bài thuốc điều trị bế kinh, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. 

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy  hàm lượng lớn những chất như emodin, liderin, formononetin, calycosin, flavonoid, 4 loại saponin triterpen và một số dưỡng chất khác trong cây huyết rồng. Nhờ vào các thành phần này mà cây huyết rồng có tác dụng nổi bật như sau:

  • Chữa đau lưng, đau các khớp tứ chi, viêm khớp dạng thấp.
  • Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương
  • Bồi bổ khí huyết cho người bị suy nhược, thiếu máu, hư lao.
  • Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh hông.
  • Điều trị chứng đổ mồ hôi tay chân.
  • Chữa bế kinh, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Hiện nay, y học hiện đại vẫn tiếp tục nghiên cứu chiết xuất của huyết rồng trong điều trị một số bệnh. Chắc chắn trong thời gian tới, công dụng cây huyết rồng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Còn hiện tại, sử dụng dược liệu khô là cách tốt nhất để tận dụng tối đa dưỡng chất của vị thuốc này.

Cách sử dụng cây huyết rồng hiệu quả

Từ thời xưa, ông cha ta đã biết sử dụng cây huyết rồng để ngâm rượu, nấu nước uống chữa bệnh, nhờ tính hiệu quả, nhiều bài thuốc còn lưu truyền đến ngày nay. Các bài thuốc được các lương y tổng hợp như sau:

Cây huyết rồng ngâm rượu chữa tê thấp, đau khớp

Tác dụng của cây huyết hồng ngâm rượu là bài thuốc chữa tê thấp, đau nhức gân xương hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Bài thuốc ngâm rượu được thực hiện như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị: 

  • Huyết rồng khô: 15g.
  • Rễ phòng kỷ: 12g.
  • Rễ gối hạc: 13g.
  • Cây mua núi: 15g.
  • Dây đau xương: 12g.
  • Ngũ gia bì chân chim (vỏ thân): 12g.
  • 1 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc sau khi mua về cho vào bình thuỷ tinh, ngâm chung với 1 lít rượu trắng, đậy nắp kín.
  • Ngâm khoảng 1 tháng có thể lấy ra uống, mỗi ngày dùng 2 lần, một lần dùng khoảng 30ml.
  • Người già bị đau khớp dùng bài thuốc liên tục từ 2 – 3 tháng, các triệu chứng tê thấp, đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc chữa đau dây thần kinh hông

Những bệnh nhân bị đau thần kinh tọa (đau dây thần kinh hông) có thể thực hiện 1 trong 2 bài thuốc sau đề điều trị:

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Huyết rồng: 15g.
  • Hồng hoa: 15g.
  • Ngưu tất: 15g.
  • Đào Nhân: 15g.
  • Nghệ vàng: 15g.
  • Cỏ nhọ nồi: 10g.
  • Cam thảo đất: 5g.

Cách dùng:

  • Đem những vị thuốc đã chuẩn bị rửa sạch bụi bẩn, sau đó sắc với 1,5 lít nước.
  • Khi nước đun sôi hạ lửa nhỏ, đến khi trong ấm còn 300ml nước thì tắt bếp.
  • Lượng nước sắc chia đều uống trong ngày, uống vào buổi sáng và tối.
  • Kiên trì sử dụng bài thuốc ít nhất 2 tháng trở lên để thấy hiệu quả.

Bài thuốc 2:

Vị thuốc chuẩn bị:

  • Huyết rồng: 30g.
  • Dây đau xương: 30g.
  • Cốt toái bổ: 30g.
  • Ngưu tất (cỏ xước): 25g.
  • Ba kích: 15g.
  • Cẩu tích (lông culi): 15g.
  • Thiên niên kiện: 10g.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả dược liệu rửa sạch bụi bẩn, cho vào ấm sắc cùng với 500ml nước.
  • Sắc đến khi trong ấm còn khoảng 150ml thì dừng lại. Liệu trình dùng trong 1 tháng, uống trong một thời gian ngắn tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

Cách sử dụng cây huyết rồng chữa thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt

Người gặp phải tình trạng thiếu máu, chóng mặt, hoa mắt có thể áp dụng bài thuốc sau để điều trị bệnh:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Huyết rồng khô thái lát: 500g.
  • Rượu trắng 1 lít.

Cách dùng:

  • Lấy dược liệu tán thành bột mịn.
  • Ngâm 1 lít rượu trắng với phần bột vừa tán, ngâm khoảng 1 tháng thì có thể sử dụng được.
  • Mỗi ngày dùng 1 ly nhỏ vào lúc sáng và tối, dùng thường xuyên giúp cải thiện các triệu chứng thiếu máu hiệu quả.

Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều ở phụ nữ

Chị em có thể sử dụng bài thuốc này để khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Cây huyết rồng: 15g.
  • Nghệ vàng: 5g.
  • Tô mộc: 6g.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả thảo dược rửa sạch bụi bẩn, vi khuẩn rồi mang đi phơi khô, thái nhỏ.
  • Lấy tất cả vị thuốc sắc với 500ml nước, sắc đến khi nước trong nồi còn 250ml thì tắt.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc, uống liên tục đến khi chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Đối tượng sử dụng

Theo Đông y, cây huyết rồng không độc, hoàn toàn lành tính và phù hợp với mọi đối tượng. Những người sau đây được khuyên nên sử dụng huyết rồng:

  • Người bị thiếu máu, thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ.
  • Phụ nữ có kinh nguyệt không đều.
  • Người bị phong thấp, khí huyết hư hàn.
  • Người cao tuổi, đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay, đau thần kinh tọa.
  • Người lớn tuổi thường xuyên đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, bàn chân.

Lưu ý khi sử dụng cây huyết rồng 

Nhìn chung, huyết rồng lành tính và hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng nó một cách khoa học, đảm bảo an toàn để bệnh được chữa khỏi nhanh chóng. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng thảo dược:

  • Người bệnh không tự ý thay đổi liều lượng và tự sáng tác bài thuốc.
  • Không sử dụng cây huyết rồng ngâm rượu cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Nếu không thể dùng rượu, người bệnh có thể nấu nước uống, không nhất thiết phải ngâm rượu mới có hiệu quả.
  • Cần kiên trì sử dụng bài thuốc để thấy hiệu quả.
  • Cây huyết rồng rất dễ bị mốc, vì thế bạn cần bảo quản cẩn thận, gói kín, thỉnh thoảng lấy ra phơi để tránh ẩm mốc.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Nhân sâm hấp cá chép
– MÓN NGON CÙNG SÂM: Nhân sâm hầm chim câu


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *