Tìm mua dược liệu, cây thuốc quý tại Tuệ Linh

Từ thời thượng cổ tới nay, cây thuốc vẫn luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì sức khỏe, hạnh phúc của các cộng đồng người trên toàn thế giới. Điều kiện tự nhiên đã ưu đãi cho nước ta một hệ thống sinh thái rừng phong phú và đa dạng. Dược liệu Tuệ Linh là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc nuôi trồng, bảo tồn và phát huy những giống cây dược liệu quý sạch, đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe con người. Dưới đây là những thông tin về việc tìm mua dược liệu để có thể sử dụng dược liệu an toàn tại Tuệ Linh.

Tìm mua dược liệu, cây thuốc quý tại Tuệ Linh 1

Cây thuốc quý giảo cổ lam- Tuệ Linh

Dược liệu Tuệ Linh luôn tuân theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới tiến hành chọn lựa nơi gieo trồng, chọn lựa hạt giống, tuân thủ quy trình chăm sóc, thu mua, bảo quản rất bài bản và chuyên sâu nên luôn cho ra được những sản phẩm sạch, đảm bảo bảo vệ sức khỏe con người. Dưới đây là một số cây dược liệu được Tuệ Linh đầu tư chăm sóc và bảo quản  các bạn có thể tham khảo

Giảo cổ lam

Đặc điểm: Giảo cổ lam có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây cái và cây đực riêng biệt. Lá kép có hình chân vịt. Cụm hoa có hình chuỳ, nhiều hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô có hình cầu, đường kính khoảng 5 – 9 mm, khi chín có màu đen.

Công dụng:

  • Giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não.
  • Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.
  • Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.
  • Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
  • Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.
  • Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.

Mạ mân

Đặc điểm:

  • Mạ mân là một cây thuốc lâu đời được người Tày, Nùng ở Lạng Sơn, Cao Bằng và một số vùng thuộc vùng núi phía Bắc Việt na.
  • Mạ mân thuộc loại cây gỗ nhỏ, cao tới 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông.
  • Lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân bên 5-6 đôi, cuống phụ đến 1cm.
  • Chùy hoa ở nách lá.
  • Quả dẹp dài đến 10cm, rộng 4cm, có 2 cánh rộng đến 8mm, mài nâu đỏ, hạt 1-2.

Công dụng:

Thân và rễ cây Mạ mân để điều trị cho các bệnh nhân bị viêm gan, vàng da và các hội chứng khác liên quan đến bệnh gan, mật, dựa trên cơ sở chương trình bảo tồn và kế thừa các cây thuốc bài thuốc dân gian của Bộ Y tế. Đây là cây thuốc có tiềm năng để nghiên cứu ra các sản phẩm điều trị hoặc hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh liên quan đến gan, mật:

  • Giải độc rượu, giải độc gan.
  • Đào thải nhanh các yếu tố có hại cho gan, hỗ trợ đào thải độc tố.
  • Triệt để loại bỏ các bệnh gây ra từ gan nhiễm độc như: Nhiệt miệng, mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, rối loại tiêu hóa, vàng da, phù chân, báng bụng, xuất huyết mũi, răng, da, đường tiêu hóa.
  • Thuốc uống quanh năm không ảnh hưởng đến gan thận, không gân áp lực đào thải cho gan như một số loại thảo dược khác.

Mạ mân 1
Xem thêm: Cách dùng mạ mân chữa bệnh trong dân gian

Cà gai leo

Đặc điểm

  • Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn.
  • Thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn, phân cành nhiều; cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, gốc tròn hoặc hình nêm, đầu tù; phiến lá to có thùy nông không đều, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng; hai mặt đều có gai ở gân chính nhất là mặt trên; cuống lá cũng có gai.
  • Hoa màu trắng hoặc hơi phớt tím mọc thành xim 2 – 5 hoa ở kẽ lá, ít khi 7 – 9; đài có lông, xẻ thành 4 thùy hình trái xoan nhọn; nhị màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc.
  • Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng sau đỏ, đường kính 5 – 7 mm; hạt hình thận màu vàng.

Công dụng:

  • Cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan, hạ men gan, hỗ trợ điều trị viêm gan virus, xơ gan, giải độc bia rượu không thua kém thuốc tân dược
  • Cà gai leo được dùng trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà, dị ứng, sưng mộng răng

Cà gai leo 1

Cà gai leo

Sâm cau

Đặc điểm:

  • Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm, có khi hơn.
  • Thân rễ, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
  • Lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp, dài 20 – 30 cm, rộng 2,5 – 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
  • Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng; lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm; hạt 1 – 4, phình ở đầu.
  • Mùa hoa quả: Tháng 5 – 7

Công dụng:

  • Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn.
  • Nhân dân ở một số vùng dân tộc thiểu số dùng rễ củ sâm cau làm thuốc bổ. Dùng ngoài, rễ giã nát đắp chữa lở loét.
  • Trong y học cổ truyền Trung Quốc, nước sắc thân rễ sâm cau tán bột được dùng làm thuốc bổ chung, thuốc hồi sức để điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính. Thuốc còn làm tăng huyết áp, và điều kinh.

Lưu ý: Một số nơi gọi rễ của cây Bồng bồng (Dracaena angustifolia) là Sâm cau nhưng đây là 2 loại hoàn toàn khác nhau về công dụng nên chúng ta cần xem xét lỹ lưỡng trước khi mua và sử dụng.

Sâm cau 1

Cây Sâm cau

Đan sâm

Đặc điểm:

  • Đan sâm mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt.
  • Rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5- 1,5cm, màu đỏ nâu.
  • Thân vuông trên có các gân dọc.
  • Lá kép, mọc đối: 3-5 lá chét, đặc biệt có thể có 7. Lá chét giữa thường lớn hơn cả. Lá kép có cuống dài, cuống lá chét ngắn có dìa. Lá chét dài 2-7,5cm, rộng 0,8-5cm. Mép lá chét có răng cưa tù. Mặt trên lá chét màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dưới màu xanh tro, cũng có lông nhưng dài hơn. Gân nổi ở mạt dưới, chia phiến lá chét thành múi nhỏ.
  • Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, chùm hoadài 10-20cm. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3-10 hoa thường là 5 hoa. Hoa có tràng màu xanh tím nhạt, 2 môi, môi trên trông nghiêng hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ 3 thuỳ, thuỳ giữa có răng cưa tròn. Hai nhị ở môi dưới,bầu có vòi dài lòi ra ở môi trên. Quả nhỏ, dài 3mm, rộng l,5mm

Công dụng:

  • Đan sâm là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân, để làm thuốc bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều.
  • Đan sâm được dùng chữa bệnh tim, tâm hư phiền nhiệt, hồi hộp khó chịu, bế kinh, bụng dưới kết hòn cục, phong thấp các khớp sưng đau, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, chấn thương sai khớp, mụn độc, ghẻ lở. Còn dùng chữa vàng da, chảy máu tử cung, kinh nguyệt nhiều ít đều có tác dụng, vừa có tác dụng an thai, vừa cho ra thai chết, chữa mẩn ngứaều, đau bụng, các khớp xương sưng đau. Còn dùng chế thuốc xoa bóp
  • Trong y học cổ truyền Trung Quốc, đan sâm là thuốc tăng cường tuần hoàn máu, làm hết ứ máu, chữa rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau kinh, đau nhói ở ngực và bụng, viêm đau khớp cấp, nhiễm khuẩn da, bồn chồn, mất ngủ, chứng to gan lách, đau thắt ngực.

Đan sâm 1

Cây đan sâm

Xem thêm: Công dụng và cách dùng của đan sâm

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn thông tin tìm mua dược liệu uy tín, chất lượng tại Tuệ Linh. Đây là những thông tin một số cây dược liệu quý, được Tuệ Linh đầu tư trồng trọt nhân giống và phát triển. Cung ứng nguồn nguyên liệu dược liệu sạch, chuẩn chất lượng bảo vệ sức khỏe con người. Nếu bạn có câu hỏi hay thắc mắc về các loại cây dược liệu cũng như công dụng của nó, bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *