Hướng dẫn trồng cây Xạ can

Xạ can hay còn được gọi là cây Rẻ quạt là dược liệu có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và phế. Thường được dùng trong điều trị viêm cổ họng, vùng amiđan bị sưng mủ, đau cổ. Nói chung xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về cổ họng.

Mục lục

  • Phần I. Đặc điểm chung
  • Phần II. Kỹ thuật trồng trọt
    • 1. Chọn vùng trồng
    • 2. Giống và kỹ thuật làm giống
    • 3. Thời vụ trồng
    • 4. Kỹ thuật làm đất
    • 5. Mật độ, khoảng cách trồng
    • 6. Phân bón và kỹ thuật bón phân
    • 7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
    • 8. Phòng trừ sâu bệnh
    • 9. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Phần I. Đặc điểm chung

1. Đặc điểm thực vật

  • Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 0,5 – 1,0 m, thân rễ mọc bò phân nhánh nhiều, thân ngầm bao bọc bởi những bẹ lá.
  • Lá hình mác dài 30 cm, rộng 2 cm, gốc ốp lên nhau, đầu nhọn, toàn bộ các lá xếp thành một mặt phẳng xoè ra như cái quạt.
  • Cụm hoa phân nhánh dài 30 – 40 cm, hoa có cuống dài, xếp trên nhánh như lá đơn, màu vàng cam, đài có răng nhỏ hình mũi mác, tràng có cánh rộng và dài hơn lá đài, nhị 3, đính ở gốc cánh hoa, bầu 3 ô.
  • Quả nang hình trứng, hạt nhiều màu đen.
  • Mùa hoa quả từ tháng 7 – 10.

Phần I. Đặc điểm chung 1

2. Điều kiện sinh thái

Xạ can là cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm (ở miền Nam) và mùa xuân hè (ở miền Bắc). Xạ can trồng trên 1 năm tuổi mới có khả năng ra hoa quả. Cây trồng ở các tỉnh phía Nam có tỷ lệ hoa quả cao hơn ở các tỉnh phía Bắc.

3. Giá trị làm thuốc

  • Bộ phận sử dụng: Thân rễ.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, hóa đàm bình suyễn. Xạ can được coi lá vị thuốc chữa các bệnh họng, viêm amidan có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng; còn được dùng chữa sốt.

Phần II. Kỹ thuật trồng trọt

1. Chọn vùng trồng

Cây xạ can sinh trưởng ở cả 3 vùng khí hậu đồng bằng, trung du và miền núi. Những nơi có đất đai giàu dinh dưỡng, khu vực trồng dược liệu tốt nhất là các tỉnh phía Nam có khí hậu nóng ẩm, nắng nhiều. Xạ can có thể được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và lấy củ làm thuốc, pH đất thích hợp: 6,5 – 7,0.

2. Giống và kỹ thuật làm giống

Cây có thể nhân giống bằng hạt hoặc tách mầm. Tyuy nhiên biện pháp gieo trồng bằng hạt hiện nay ít sử dụng.

Trồng bằng phương pháp tách mầm:

  • Khi đến thời vụ trồng, đào cây mẹ, tách lấy rễ củ chính làm dược liệu, còn toàn bộ các mầm nhỏ để làm giống.
  • Có thể ươm các mầm này trong vườn ươm cho rễ phát triển trước khi đem ra trồng.
  • Lượng cây con cần dùng cho 1ha là 160.000 – 170.000 cây.

Tiêu chuẩn cây giống: Khi cây con được tách từ cây mẹ ra giâm khoảng 25 – 30 ngày, khi cây phát triển hoàn chỉnh có 3 – 5 lá, bộ rễ khỏe, cây không bị sâu bệnh thì đem đi trồng.

3. Thời vụ trồng

  • Gieo hạt: Gieo vào tháng 3 hoặc tháng 9.
  • Trồng mầm vào tháng 3 hoặc tháng 9.

4. Kỹ thuật làm đất

  • Chọn đất thịt nhẹ (tốt nhất là đất phù sa ven sông). Tưới tiêu thuận lợi, độ pH 6,5 – 7,0 tầng canh tác dày.
  • Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại. Chia luống 80 – 100 cm, mặt luống còn 80 – 90 cm. Cao 25 – 30 cm, chiều dài tùy ruộng.

5. Mật độ, khoảng cách trồng

Mật độ 166.000 cây/ha. Khoảng cách trồng 20 x 30 cm.

5. Mật độ, khoảng cách trồng 1

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân

6. Phân bón và kỹ thuật bón phân 1

==> Có thể dùng phân bón tổng hợp NPK với tỷ lệ tương đương để bón.

Thời kỳ bón

  • Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ hoai mục + toàn bộ phân lân + phân kali, trộn đều bỏ theo rãnh và lấp đất lại.
  • Bón thúc: Phân đạm được chia đều cho các lần bón thúc kết hợp với làm cỏ, xới xáo. Trước lúc thu hoạch 1 tháng bón hết lượng phân còn lại.

7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Sau khi lên luống bổ hốc thành 3 hàng trên mặt luống, cách nhau 20 cm, cây cách cây 30 cm. Bón toàn bộ phân lót, lấp đất lại, trồng mầm giống trên các hốc đã bổ sẵn.

Chăm sóc: 

  • Từ khi trồng đến mọc 7 – 10 ngày giữ ẩm thường xuyên 80 – 90 %.
  • Khi cây hồi xanh giữ ẩm 60 – 70%, thường xuyên nhặt sạch cỏ dại, tỉa dần chỗ mọc dày, cây bị sâu bệnh, dặm cây chết. Khi cây được 3 lá có thể tưới đạm loãng 1%. Cây xạ can mọc bò bằng thân ngầm có thể phủ kín toàn bộ mặt luống, vì vậy chỉ cần làm cỏ thời gian đầu.
  • Hàng tháng có thể dùng phân đạm pha loãng 2% tưới 1 lần.
  • Vào tháng 10 – 12 khi cây có hiện tượng úa vàng, giữ ẩm 40 – 50% để chuẩn bị thu hoạch.

Tưới tiêu: 

Khi bị hạn, không đảm bảo đủ ẩm cho cây, cần phải tưới để bổ sung nước cho cây. Nước tưới nên chọn nước giếng khoan hoặc nước sông phù sa, tránh những nguồn nước bị ô nhiễm.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Cây xạ can rất ít sâu bệnh, chỉ bị khô đầu lá nhưng hầu như không ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất xạ can.

9. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Thu hoạch:

  • Thân rễ thu hái vào mùa xuân khi cây ra nụ hoặc mùa thu đông khi bộ phận trên mặt đất tàn héo, loại bỏ đất cát, thu rễ con.

Sơ chế:

  • Rễ thu về, loại bỏ đất cát, rễ con rồi đem phơi và sấy khô khi dùng thái phiến.

Bảo quản:

  • Khi xạ can khô, đảm bảo tiêu chuẩn, bảo quản trong bao nilon, bên ngoài bọc bao tải dứa hoặc các loại bao tải chống ẩm khác, để nơi khô ráo không được ẩm ướt.

Nguồn: Nguyễn Minh Khởi – Sách Kỹ thuật trồng cây thuốc – Viện dược liệu


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *