Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An

Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An

Lê Thị Hương, Đào Thị Minh Châu, Nguyễn Viết Hùng, Nguyễn Công Trường, Đỗ Ngọc Đài

Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 7


Chi Thiên niên kiện (Homalomena) là 1 chi lớn của họ Ráy (Araceae), có khoảng 100 loài, phân bố ở khu vực đông nam Á, Nam Thái Bình Dương và Nam Mỹ. Ở Việt Nam hiện biết 8 loài, phân bố chủ yếu nơi ẩm, dưới tán rừng, ven suối (Nguyễn Văn Dư, 2006). Trong dân gian, rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày và viêm khớp dạng thấp, cũng như làm thuốc chống viêm và thuốc bổ (Võ Văn Chi, 2012).

Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An 1

Hình ảnh cây Thiên niên kiện

Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu của chi Thiên niên kiện (Homalomena) đã có một số công trình công bố như: Policegoudra R.S. et al. (2012), từ rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) được xác định với thành phần chính của tinh dầu là linalool (62,5%), terpen-4-ol (7,1%), δ-cadinen (5,6%), α-cadinol (3,7%). Tinh dầu có khả năng kháng nấm Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Microsporum fulvum, Microsporum gypseum, Trichosporon beigelii và Candida albicans. Cũng từ loài này V. S. Rana et al. (2010), công bố với linalool (58,3%), terpinen-4-ol (16,7%), α-terpineol (1,8%) là các thành phần chính của tinh dầu. Bài báo này cung cấp thêm những dẫn liệu về thành phần hóa học tinh dầu của loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) phân bố ở VQG Pù Mát.

I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott) được thu ở VQG Pù Mát, Nghệ An vào tháng 5/2013.

  • Các mẫu được giám định tên khoa học và lưu giữ tại Phòng Tiêu bản Thực vật, Bộ môn Thực vật, Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh.
  • Rễ tươi (1 kg) được cắt nhỏ và chưng cất bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước trong thời gian 3 giờ ở áp suất thường theo Dược điển Việt Nam III (2002).

Phương pháp nghiên cứu

Hàm lượng tinh dầu được xác định bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước có hồi lưu trong thiết bị Clevenger. Tinh dầu được làm khan bằng Na2SO4 và để trong tủ lạnh ở nhiệt độ < 5oC. Sắc ký khí (GC): Được thực hiện trên máy Agilent Technologies HP 6890N Plus gắn vào detectơ FID của hãng Agilent Technologies, Mỹ. Cột sắc ký HP-5MS với chiều dài 30 m, đường kính trong (ID) = 0,25 mm, lớp phim mỏng 0,25 m đã được sử dụng. Khí mang H2. Nhiệt độ buồng bơm mẫu (Kĩ thuật chương trình nhiệt độ-PTV) 250oC. Nhiệt độ detector 260oC. Chương trình nhiệt độ buồng điều nhiệt: 60oC (2 phút), tăng 4oC/phút cho đến 220oC, dừng ở nhiệt độ này trong 10 phút.

Sắc ký khí-khối phổ (GC/MS): Việc phân tích định tính được thực hiện trên hệ thống thiết bị sắc ký khí và phổ ký liên hợp GC/MS của hãng Agilent Technologies HP 6890N. AgilentTechnologies HP 6890N ghép nối với Mass Selective Detector Agilent HP 5973 MSD. Cột HP- 5MS có kích thước 0,25 m×30 m×0,25 mm và HP1 có kích thước 0,25 m×30 m×0,32 mm. Chương trình nhiệt độ với điều kiện 60oC/2 phút; tăng nhiệt độ 4oC/1 phút cho đến 220oC, sau đó lại tăng nhiệt độ 20o/phút cho đến 260oC; với He làm khí mang. Việc xác nhận các cấu tử được thực hiện bằng cách so sánh các dữ kiện phổ MS của chúng với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện Willey/Chemstation HP (Adam RP, 2001).

II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thành phần hóa học tinh dầu loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott)

  • Mẫu rễ có số hiệu (NVH 311) được thu ở Môn Sơn vào tháng 5 năm 2013.
  • Hàm lượng tinh dầu đạt 0,12% trọng lượng tươi, tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước và rất thơm.
  • Thành phần hóa học được phân tích và trình bày trong bảng 1.

Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An 2Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An 3

Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu cho thấy

  • Từ tinh dầu rễ loài Thiên niên kiện đã xác định được 54 hợp chất, chiếm 88,8% tổng lượng tinh dầu.
  • Trong tinh dầu các monotecpen có hàm lượng 25,1% (16,1% là monotecpen hydrocacbon và 9,0% là monotecpen chứa oxy), các sesquitecpen (47,1%) với sesquitecpen chứa oxy chiếm 34,3% và sesquitecpen hydrocacbon là 12,8%; các chất thơm chiếm 16,3%, các hợp chất khác có hàm lượng không đáng kể.

Như vậy, thành phần tinh dầu từ rễ có hàm lượng các sesquitecpen cao, nên tạo mùi thơm cho tinh dầu.

Ngoài ra, mùi thơm tinh dầu rễ còn được đặc trưng bởi các hợp chất thơm có hàm lượng tương đối cao (16,3%), trong đó benzyl benzoat là chất thơm chính chiếm tới 11,4%. Hơn thế nữa, thành phần chính của tinh dầu là α-bisabolol (22,8%), benzyl benzoat (11,4%), linalool (8,6%). Đây là các hợp chất chứa oxy tạo mùi thơm cho tinh dầu.

So sánh với kết qủa phân tích tinh dầu rễ loài này ở Trung Quốc thấy có sự sai khác nhau nhiều về thành phần chính của tinh dầu. Từ rễ của loài này phân bố ở Trung Quốc có các thành phần chính là linalool (47,7%), 4-terpineol (16,5%) và α-terpineol (11,2%) (Ding YP et al., 2006). Nguồn gen và điều kiện sinh thái đã ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp chuyển hóa và tích lũy tinh dầu ở trong chúng.

III. KẾT LUẬN

  • Hàm lượng tinh dầu thu từ rễ loài Thiên niên kiện (Homalomena occulta) đạt 0,12% trọng lượng tươi
  • Đã xác định được 54 hợp chất, chiếm 88,8% tổng lượng tinh dầu. α-bisabolol (22,8%), benzyl benzoat (11,4%), linalool (8,6%) là thành phần chính của tinh dầu.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *