Cây mộc tặc

Mộc tặc còn có tên Tiết Cốt thảo, Mộc tặc thảo, Cỏ tháp bút, Bút đầu thái; tên khoa học là Equisetum hiemale L., thuộc họ Mộc tặc EQUISETACEAE. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753. Cây Mộc tặc có nguồn gốc ở châu Á ôn đới, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu  Âu. Hiện nay nó xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như Áo, Bỉ, Bosnia, Canada, Bulgari, Pháp, Đức, Nauy, Ba Lan, Rumani, Nga, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ…

 

Cây mộc tặc 1

Cây Mộc tặc – tên khoa học là Equisetum hiemale L.

Mộc tặc là loài cây bụi, phát triển chậm, ở cạn, thường xanh, mọc trong những khu rừng ẩm, dọc theo sông suối và những cồn cát hoặc vùng đất sét ẩm ướt thường có hàm lượng khoáng chất và Silic cao. Những lá | nhỏ của Mộc tặc được nối xung | quanh thân cây tạo thành một | màu xanh đen, cây có thân rễ chia đốt, mọc bò dưới đất. Từ thân rễ | mọc ra các cành khí sinh cũng phân đốt. Có 2 loại cành: cành sinh dưỡng thường phân nhánh và cành sinh sản thường không phân nhánh. Các lóng của cành đều rỗng, chỉ chỗ mắt mới đặc. Mặt ngoài của thân và cành có nhiều rãnh dọc, mỗi rãnh ứng với một lỗ khuyết ở trong phần vỏ. Phần và này chứa nhiều chất diệp lục và làm nhiệm vụ quang hợp thay cho các lá kém phát triển. Cành sinh. sản có màu nâu nhạt không làm nhiệm vụ quang hợp xuất hiện. trước cành sinh dưỡng vào khoảng đầu mùa xuân. Đầu cành sinh sản mang chùy hình trứng, gồm nhiều bào tử diệp xếp sít nhau phía đầu cành thành một bông trông giống đầu nhọn bút lông. Cành thường rụng lá ở vùng khí hậu lạnh và duy trì trong suốt mùa đông ở vùng khí hậu ấm áp hơn. Cũng giống như các loài khác trong họ Mộc tặc, cây không có hoa và hạt.

Bộ phận dùng

 Vị thuốc Mộc tặc dùng làm thuốc trị là toàn cây Mộc tặc (Equisetum m hiemale L.) được ghi đầu tiên ở trong sách “Gia hựu bổ chú bản y Phảo”. Thân và cành khô màu d xanh, dày, sạch gốc rễ, không vụn & nát là tốt. Chế biến bằng cách rửa sạch, thái đoạn 2cm, phơi trong râm cho khô. Tùy theo phương pháp chữa bệnh, có thể dùng khô  hoặc tẩm đồng tiền một đêm, sao cháy hoặc sao tồn tính.

Thành phần hóa học

Phần trên mặt đất của cây Mộc  tặc chứa a-carotenoid và B – caroten, Luteinepoxit, Licofil, Violaxantin và Zeaxantin, các flavonoit triglucopiranosit của Herbacetin và Kaempferol, các alkaloit nicotin và palustrina. Theo Y học cổ truyền Mộc tặc vị ngọt, hơi đắng, tính bình; vào 3 kinh: phế, can, đởm; có tác dụng sơ tán phong nhiệt, minh mục, thối ế, chỉ huyết; chủ trị các chứng đau mắt, đau mắt có màng mộng, lợi tiểu, cầm máu, dùng trong bệnh chảy máu ruột và bệnh trĩ, ly. Liều dùng từ 5-15g dưới dạng thuốc sắc. Không dùng đối với người âm hư hỏa vượng.

Thành phần hóa học 1

Mộc tặc có tác dụng: Hạ huyết áp, tiêu viêm, thu liễm, lợi tiểu, cầm máu

Theo Y học hiện đại

Mộc tặc có tác dụng: Hạ huyết áp, tiêu viêm, thu liễm, lợi tiểu, cầm máu.

Ở nước ta còn có những cây cùng tên Mộc tặc

Mộc tặc đồng Còn gọi Bút đầu thái, Cỏ Tháp bút; tên khoa học Equisetum arvense L., thuộc họ Mộc tặc EQUI| SETACEAE. Cây này có ở núi Hoàng Liên Sơn, Sa Pa (Lào Cai). Cây chứa silicic axit, equisetic axit, Phitosterol, Equisetonin (saponin), Equisetrin (glucosit), Isopuercitrin, Nicotin và Equisetin (alcaloit). Tác dụng chữa bệnh như cây Mộc tặc (Equisetum hiemale L.)

Cây Mộc tặc yếu

Còn gọi Có tháp bút trườn, Cỏ tháp bút yếu, tên khoa học Equisetum ramosisimum Desf. ssp. debile (Vauch.) Hauke, thuộc họ Mộc tặc EQUISETACEAE. Cây này có ở Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Nội, Ninh Bình đến Quảng Trị, Lâm  Đồng. Dùng chữa viêm màng tiếp hợp cấp, mắt đỏ sưng đau, viêm  ruột tiêu chảy, Sỏi niệu đạo, rong kinh.

Cây Mộc tặc trãi

Còn gọi Có tháp bút xòe, Thân đốt xòe; tên khoa học Equisetumdiffusum D. Don, thuộc họ Mộc tặc EQUISETACEAE. Cây này có ở Thái Nguyên, Hòa Bình, Lào Cai. Dùng làm thuốc cầm máu, chữa đau mắt, trĩ, ho hen.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *