Thì là

A. Mô tả cây

  • Cây thảo, sống hằng năm, cao 0,8-1m, có khi hơn. Thân nhẵn, mọc đứng, phân cành, có khía dọc.
  • Lá mọc so le, cuống dài, bẹ rất phát triển, phiến xẻ 3 lần lông chim thành những thùy nhỏ hình sợi dài 10-20mm, rộng 0,5mm, lá ở ngọn tiêu giảm và không có cuống.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành thành tán kép có cuống chung dài, chia 10-15 nhánh, mỗi tán nhỏ có 20-40 nhánh con, không có tổng bao và tiểu bao; hoa màu vàng; đài có răng rất ngắn; tràng cong gập vào trong; nhị xen kẽ với cánh hoa; bầu hạ có 2 lá noãn dính nhau.
  • Quả hình trứng, có 3 cạnh dọc lồi.
  • Mùa hoa quả: tháng 1-3.

Bộ phận dùng:

Quả, thu hái khi chín, phơi khô

B. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Thìa là được trồng khắp nơi ở nước ta nhưng chủ yếu chỉ để lấy lá ăn, thường nấu với cá. Làm thuốc chỉ dùng quả. Nhưng thường nước ta không thu hái quả làm thuốc, gần đây đã dùng quả làm hương liệu cho chè uống.
  • Tại các nước Trung Á, sau lan sang châu Âu người ta trồng và lấy quả làm thuốc. Trước đây Pháp mua về dùng và bán sang ta, trong khi cây mọc ở ta nhưng không dừng. Quả hái về phơi khô là được

C. Thành phần hóa học

Phần ăn được của cây thì là chứa nước, carbohydrat, chất béo, chất xơ, acid ascorbic.

Hàm lượng tinh dầu chiếm 0,1-1,5%. Thành phần chù yếu trong tinh dầu là d.limonen, phellandren, 40-60% d.cacvon, một ít paraffm. Trong tinh đầu thì là của Ấn Đô còn chứa dillapiol. Theo Schimmel, tinh dầu thì là của Tây Ban Nha chỉ chứa có 20% cacvon, không có limonen, chỉ có phelandren.

D. Tác dụng dược lý

Thì là có tác dụng hạ đường máu trong thử nghiệm trên động vật bình thường và động vật gây đái tháo đường thực nghiệm.

E. Tính vị công năng

Thì là có vị cay, tính ấm, có tác dụng ấm tỳ vị, giải độc thức ăn, lợi tiêu hóa

F. Công dụng

  • Thì là được dùng trong y học cổ truyền thay tiểu hồi để giải độc thức ăn tanh hôi, giúp tiêu hóa, chữa nôn.
  • Quả thìa là (nhân dân vẫn gọi nhẩm là hạt thìa là) được đùng làm thuốc kích thích trung tiện, lợi sữa. Còn dùng chữa đau bụng của trẻ em.
  • Dùng dưới hình thức nước cất quả thìa là: Mỗi ngày uống 50-100g để giúp sự tiêu hóa. Hoặc dưới dạng thuốc pha: 4-8g trong 1 lít nước. Nếu dùng tinh dầu thì mỗi ngày 250mg đến 1 g, nhỏ vào đường hay nước đường mà uống.
  • Trong công nghiệp hương liệu, quả thì là được dùng phối hợp với một số quả khác như mùi, để làm thơm chè.

 


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *