Sâm rừng

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hoá học
  • Tác dụng dược lý
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Sâm rừng là một loại cỏ có rễ trụ hình thoi mẫm. Thân mọc toả, hình nan hoa xe đạp, bò màu đỏ nhạt. Dáng và kích thước cành rất thay đổi. Lá mọc đối, hình trái xoan, mẫm, mềm, mép lượn sóng, mặt dưới màu trắng bạc có nhiều lông, mặt trên nhẵn và có màu lục sẫm, dài 2-4cm, rộng 15-30mm. Hoa đỏ tía, mọc thành chuỳ ở kẽ lá hay đầu cành.
  • Cuống nhỏ tận cùng mang 2-5 hoa. Quả hình trụ hai đầu nhỏ lại thành hình thoi dài 3mm, trên có rãnh rộng và sần sùi màu vàng nhạt trông như được phủ một lớp phấn màu vàng nhạt.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở quanh nhà, dọc đường xe lửa.
  • Rễ đào về rửa sạch phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học

Trong rễ cây này có tinh dầu, tinh bột và chất gôm-kali nitrat. Basu và Lal (1947, Investigations on Indian Medicinal Plants, Quart. J. Pharma. Pharmacol, Gr. Br. 20: 38, 42) đã chiết được từ cây này một ancaloid có tinh thể gọi là punamavin vì tên cây này ở Ấn Độ gọi là punamava.

Tác dụng dược lý

  • Được nhiều người nghiên cứu, nhất là ở Ấn Độ. Rễ cây có tác dụng tăng lượng nước tiểu nhưng với liều cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi.
  • Đối với thần kinh có tác dụng trấn tĩnh.

Công dụng và liều dùng

  • Mặc dù mang tên sâm rừng, sâm nam nhưng ít thấy dùng trong nhân dân ta.
  • Tại Ấn Độ, rễ này được dùng làm thuốc thông tiểu tiện và nhuận tràng, dùng trong các bệnh sũng nước, chứng thũng toàn, chứng bụng nước, các bệnh gan và lá lách, với liều 15g, ngày dùng 2 lần.
  • Còn có nơi dùng chữa ho dưới dạng thuốc bột, thuốc sắc, hoặc pha như pha chè.
  • Nếu pha rượu chỉ dùng với liều từ 2 đến 5g một ngày.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *