Rau má

Mục lục:

  • Tên Latinh
  • Giới thiệu
  • Lợi ích
  • Ứng dụng
  1. Tên Latinh: Centella asiatica (L.) Urb.
  2. Giới thiệu:

Rau má là một loại cây thuốc nhiệt đới thuộc họ Hoa tán có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như Ấn Độ , Sri Lanka, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia và một số nước khác như Nam Phi và Madagascar. Rau má thường mọc ở những nơi ẩm ướt như ven hồ, ao, sông suối.

Ấn Độ là một trong số những nước cung cấp rau má nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay Việt Nam cũng đang phát triển giống cây này cho nhiều mục đích khác nhau, từ thực phẩm đến dược phẩm.

3. Lợi ích

Rau má chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau trong đó acid triterpenes asiatic,  acid madecassic, asiaticoside và madecassoside có nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể. 

Gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu về tác dụng của rau má chống suy giãn tĩnh mạch mãn tính, ngăn ngừa các biến chứng vi mạch của tiểu đường.

Một nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ 20 đã chứng minh tác dụng của rau má trong chữa lành vết thương. 

Giảm lo âu căng thẳng là một lợi ích khác đã được nghiên cứu của rau má. Thậm chí rau má còn được nghiên cứu sâu hơn trong việc giảm suy giảm nhận thức và thay đổi tâm trạng của người cao tuổi.

Một số tác dụng khác của rau má dùng trong lĩnh vực mỹ phẩm gồm: ngăn ngừa viêm da dị ứng và lão hóa da. 

 

Các ứng dụng:

  1. Thực phẩm 

Rau má có thể dùng như một loại rau chế biến nhiều món ăn như canh rau má tôm khô, rau má xào tỏi, rau má xào thịt dê… 

  1. Sản phẩm chăm sóc cá nhân 

Rau má được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm với tác dụng ngừa mụn, ngăn ngừa viêm da dị ứng và lão hóa da. 

Sinh tố rau má cũng được rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng như nước uống giảm cân và trẻ hóa làn da. 

  1. Dược phẩm: 

Rau má có trong thành phần của một số thực phẩm chức năng, giúp giảm lo âu căng thẳng, hỗ trợ phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch mãn tính và một số biến chứng vi mạch của tiểu đường (phù nề, bệnh võng mạc, viêm dây thần kinh ngoại biên, biến chứng trên thận…)

Tài liệu tham khảo:

  1. Ulbricht CE, Basch EM. Natural Standard Herb & Supplement Reference: Evidence-based Clinical Review. St. Louis, MO: Elsevier Mosby; 2005.
  2. Incandela L, Belcaro G, De Sanctis MT, et al. Total triterpenic fraction of Centella asiatica in the treatment of venous hypertension: a clinical, prospective randomized trial using a combined microcirculatory model. Angiology. October 2001;Suppl 2 S61-67.
  3. Cataldi A, Gasbarro V, Viaggi R, Soverini R, Gresta E, Mascoli F. [Effectiveness of the combination of alpha tocopherol, rutin, meliotus, and Centella asiatica in the treatment of patients with chronic venous insufficiency]. [Article in Italian] Minerva Cardioangiol. April 2001;49(2):159-163.
  4. Klövekorn W, Tepe A, Danesch U. A randomized, double-blind, vehicle-controlled, half-side comparison with a herbal ointment containing Mahonia aquifolium, Viola tricolor and Centella asiatica for the treatment of mild-to-moderate atopic dermatitis. Int J Clin Pharmacol Ther. November 2007;45(11):583-591.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *