Ngô đồng

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Cây nhỏ, cao 30-60cm, có khi cao hơn. Thân có gốc phình to.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng, gần tròn, mép khía nông thành 5 thùy; cuống lá dính vào trong phiến lá, gân tỏa hình chân vịt; lá kèm chia thành phiến hẹp.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành ngù, màu đỏ; hoa có 5 cánh đài.
  • Quả nang đường kính 1,5 cm.
  • Mùa hoa: tháng 5-7

Phân bố, sinh thái

Chi Jatropha L. trên thế giới có khoảng 175 loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có 5 loài, chủ yếu được trồng làm cảnh trong các vườn gia đình, các vườn thuốc.

Bộ phận sử dụng: Lá và vỏ thân

Thành phần hóa học

  • Nhựa mủ ngô đồng chứa 2 peptid cyclic là podacyclin A và podacylin B
  • Hạt chứa 46% dầu béo, trong đó có acid palmitric 9%, acid oleic 11%, acid linoleic 77%
  • Theo tài liệu khác , dầu béo chứa 15% acid béo no trong đó có 0,26% acid arachidonic và 14,6% acid oleic.

Tính vị, công năng

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, ngô đồng có vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ thống.

Công dụng

  • Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ thân ngô đồng được dùng làm thuốc tẩy gây nôn, chữa táo bón.
  • Lá ngô đồng chữa ghẻ lở và cuống lá giã nát, đắp chữa sa tử cung.
  • Để chữa ho ra máu lấy lá và thân ngô đồng giã giập, chế nước sôi uống.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *