Mấm

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng:
  • Nơi sống và thu hái
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp

Mô tả

  • Cây nhỡ, cao 4-6m. Thân non, hơi dẹt. Cành giòn, nhấn có gai nhỏ ở hai bên cuống lá.
  • Lá mọc so le, hình mũi mác, dài 11-15cm, rộng 5,5-7,5cm, gốc tròn, đầu tù có mũi nhọn ngắn, mép nguyên, lượn song, gân rõ ở mặt trên, hằn lên ở mặt dưới; cuống lá rất ngắn, có rãnh.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, có 1-2 hoa màu trắng, mặt trong màu vàng, phủ đầy lông; dài có 4 răng nhỏ; tràng 4 cánh, có lông tơ, 2 cánh hàn liền ở 1/3 gốc; nhị 15-20, chỉ nhị dài
  • Quả hình tròn hoặc hình trứng, dài 4-5cm, có cuống nhị nhụy mập, hạt nhiều hình thận
  • Mùa hoa quả: tháng 4-5

Bộ phận dùng:

Gỗ, rễ và hạt – Lignum, Radix et Semen Capparidis.

Nơi sống và thu hái

Cây của miền nhiệt đới châu Á (có nhiều thứ khác nhau). Ở nước ta cây mọc hoang ở một số tỉnh Nam bộ từ Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đến thành phố Hồ Chí Minh. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Quả, hạt thu hái vào mùa hè thu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả chín ăn được, có mùi thơm. Gỗ nghiền thành bột, dùng quấn thành điếu như thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm niêm mạc mũi; có thể dùng riêng bột cây hoặc pha thêm thuốc lá. Rễ có tác dụng lợi tiểu và kháng viêm. Cũng dùng chế thuốc uống chữa viêm phế quản. Có nơi, như ở Vũng Tàu, dân gian dùng rễ của thứ Mắm gai hay Cáp gai nhỏ (subsp. micrantha) làm thuốc điều kinh, với liều dùng 5-12g. Hạt rang lên làm thuốc chữa ho.

Ở Philippin, cây này được dùng trị bệnh hen suyễn và bệnh đau tim.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *