Gạo

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây to, cao đến 15m hay hơn. Thân sần sùi, có banh vè to ở gốc và gai hình nón. Cành hình trụ, mọc ngang, không gai.
  • Lá mọc so le, kép chân vịt, gồm 5-7 lá chét, hình mác, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm; hoa màu đỏ, nở trước khi cây ra lá; đài dày hình chuông, có 5 răng tù và ngắn, màu nâu xám; tràng 5 cánh nạc, rời nhau, mặt ngoài phủ lông nhung; nhị rất nhiều hợp thành 5 bó, ngắn hơn cánh hoa; bầu hình nón, có lông, mềm màu trắng nhạt.
  • Quả nang to, hình thoi, dài 8-15 cm, khi nứt thành 5 mảnh, hạt có nhiều lông trắng dài.
  • Mùa ra hoa: tháng 3, màu quả: tháng 5.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây gạo được trồng ở khắp các tỉnh miền Bắc nước ta nhất là hai bên đường. Còn mọc ở Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc.
  • Người ta dùng vỏ, rễ và chất gôm của cây gạo. Thường dùng tươi. Vỏ cây bóc về cạo bỏ vỏ thô và gai, rửa sạch, thái nhỏ phơi hay sấy khô sắc uống hay giã nát dùng tươi. Hoa và hạt cũng được dùng.

Thành phần hóa học

  • Rễ chứa cephalin phosphatid và chất nhày. Phần trắng của rễ chứa chất vô cơ 2,1%, protein 1,2%, chất béo 0,9%, tinh bột 71,2%, chất pectic 6%, cephalin 0,3%.
  • Nụ hoa và đài (tính theo dược liệu tươi) chứa theo thứ tự protein thô, carbohydrat, Ca, P, Mg
  • Vỏ thân gạo chứa tanin 3,01%
  • Gôm: L-arabinose, D-galactose.
  • Trong hạt có 20-26% chất béo đặc (nhân chứa tới 35%) màu vàng.

Tính vị, công năng

  • Vỏ thân cây gạo có vị cay, tính bình, có tác dụng khư phong trừ thấp, hoạt huyết, tiêu thũng.
  • Rễ gạo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ huyết, tán kết.
  • Hoa gạo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu viêm.

Công dụng và liều dùng

  • Vỏ gạo thường được dùng bó gãy xương, vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, sao vàng sắc đặc để uống làm thuốc cầm máu, chữa lậu, thông tiểu.
  • Mỗi ngày uống 15-20g. Có thể sắc và ngậm chữa đau răng.
  • Do chất nhầy trong vỏ, vỏ gạo còn được dùng để loại bỏ tạp chất khi chế tinh bột, vì chất nhầy có tác dụng quyện những tạp chất của tinh bột.
  • Hoa gạo sao vàng sắc uống chữa ỉa chảy, kiết lỵ. Ngày uống 20-30g.
  • Hạt còn dùng ép lấy dầu. Khô dầu (bã hạt sau khi ép dầu) được dùng cho súc vật ăn để ra sữa.
  • Chất gôm cây gạo được dùng uống chữa lậu, thông tiểu, cho mát. Ngày uống 4-10g.

Bài thuốc theo y học cổ truyền

  1. Vỏ gạo được dùng tươi chữa gãy xương (Nam dược thần hiệu): vỏ gạo 30g, củ nghệ 20g, củ dứa dại 10g, lá xoài non 10g, dây tơ hồng 20g, ngải cứu 8g. Tất cả giã nát trộng với lòng trắng trứng gà, đắp bó tại chỗ.
  2. Chữa viêm loét dạ dày mạn tính bằng rễ gạo hoặc vỏ gạo 30g, phối hợp với rễ cây xuyên tiêu, sắc nước uống.

 


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *