Củ mài gừng

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp

Mô tả

  • Thân rễ mọc bò ngang, trông như của gừng, vỏ ngoài thô, màu nâu, rễ con cứng. Thân cứng, dài 5-10m, không lông, quấn qua phải. Lá mọc so le, hình tam giác tim, dạng khiên, to 5 x 5cm, gân gốc 7, chóp lá nhọn sắc, cuống lá dài 4-6cm, có gai ở gốc. Cụm hoa hình bông đơn, dài, mọc ở nách lá.
  • Quả nang hơi rộng hơn cao, to 2-2,3cm, màu nâu đậm, có 3 cánh. Hạt có cánh.
  • Mùa ra hoa:  tháng 5-8
  • Mùa ra quả :  tháng 9-10

Bộ phận dùng

Thân rễ – Rhizoma Dioscoreae Zingiberensis. Ở Trung Quốc, người ta gọi nó là Thuần diệp thự dự

Nơi sống và thu hái

  • Cây mọc hoang ở rừng núi, ven sông suối lớn, gặp nhiều ở vùng Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên. Cũng phân bố ở trung Quốc. Nay được gây trồng bằng thân rễ.
  • Thu hái thân rễ vào mùa thu, khi cây tàn lụi, rửa sạch cắt bỏ rễ con, cạo vỏ ngoài, thái mỏng phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoá học

Trong thân rễ có tinh bột, các saponin steroid; khi thuỷ phân saponin, người ta thu được diosgenin với hiệu suất 1,2-2%. Còn có dioscin.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Diosgenin là một trong những nguyên liệu chính để tổng hợp các thuốc steroid như nội tiết tố sinh dục, thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc cai đẻ và thuốc làm tăng đồng hoá.

Nhân dân ở các địa phương có củ mài gừng dùng củ để giuốc cá.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *