Cốt cắn

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp

Mô tả

  • Bụi dày, rễ bò mang nhiều củ hình trứng, chứa nhiều nước, vỏ ngoài màu vàng. Thân rễ ngắn, thường mọc đứng, mang nhiều vẩy hình ngọn giáo hẹp màu nâu sáng.
  • Lá kép lông chim, có cuống 4-20cm, vàng, giòn; phiến lá dài 20-100cm, mang nhiều lá chét không cuống, mọc khít nhau, thường chồng lên nhau, gốc hình tim, có tai ở trên.
  • Ổ túi bào tử hình thận, có màu nâu nhạt, nằm ở mép mặt dưới lá chét. Bào tử hình trái xoan, màu nâu nhạt. Áo túi tồn tại.

Bộ phận dùng

Củ và toàn cây – Rhizoma et Herba Nephrolepis.

Nơi sống và thu hái

Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ở vùng núi cao. Cũng được trồng làm cây cảnh và lấy củ làm thuốc. Thu hái quanh năm, rửa sạch, luộc qua, thái miếng, phơi khô. Cũng có thể dùng toàn cây, nhặt sạch vẩy, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Củ Cốt cắn có vị ngọt nhạt, hơi chát, bổ mắt, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, mát phổi, ngừng ho, kích thích tiêu hóa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Củ bằng quả trứng bồ câu, có bột, dùng ăn tươi. Nó có chứa ít đường, ăn vào lại đỡ khát. Lá thật non được dùng làm rau ăn ở Malaixia. Thường dùng chữa:

  • Cảm sốt ho khan, ho lâu ngày, ho ra máu;
  • Viêm ruột ỉa chảy, lỵ;
  • Trẻ em cam tích và suy dinh dưỡng;
  • Viêm vú, viêm tinh hoàn;
  • Viêm đường tiết niệu.

Dùng 12-20g cây khô sắc uống, thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.

Đơn thuốc:

  • Cảm mạo phát sốt, viêm phế quản mạn: Củ Cốt cắn 15g sắc uống.
  • Viêm tinh hoàn: Củ Cốt cắn tươi 30g, dùng riêng hoặc, phối hợp với Cỏ mần trầu 30g và 10 quả Long nhãn khô đun sôi trong rượu hay nước.
  • Viêm vú: Dùng củ hoặc cây Cốt cắn tươi giã nát đắp.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *