Cây ngũ trảo

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cây ngũ trảo 1Ngũ trảo

Mô tả

  • Dây leo, có ít lông hay không lông, vòi 2-3 nhánh.
  • Lá mang 5 lá chét xếp hình chân vịt; lá chét bên có cuống phụ chung, phiến không lông; gân phụ 5-6 cặp.
  • Tán hoa hay ngù ở nách lá; đài có 4 răng, cánh hoa 4, màu trắng; nhị 4; đĩa mật 4 thùy.
  • Quả mọng tròn, to bằng đầu đũa, khi chín có màu tím đen, hạt 3-4, nhăn.
  • Hoa tháng 6, quả tháng 8-9.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Cayratiae japonicae, thường gọi là Ô liêm môi.

Nơi sống và thu hái

Loài của Á châu, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin, Inđônêxia và các nước Ðông Dương. Phổ biến trên các bờ bụi quanh làng và cũng mọc ở vùng núi cao lên tới độ cao 1500m, từ Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Ninh Bình, Nghệ An cho tới Kon Tum Gia Lai, Ðắc Lắc, Lâm Ðồng.

Thu hái vào mùa hạ, thu, rửa sạch thái phơi khô để dùng.

Thành phần hóa học

  • Toàn cây chứa araban, chất nhầy, alcol, acid amin, phenol. Rễ chứa alcaloid, tanin, tinh bột 0,588%, chất nhầy, nhựa.
  • Vỏ quả chứa cayratinin, delphinidin 3-p-coumaroyl-sophoroside-5-monoglucoside.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tán ứ, lợi niệu tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Kinh nghiệm dân gian dùng dây lá Vác Nhật giã nát với lá Cà độc dược, bọc lá chuối non hơ nóng, đem bọc những khớp sưng đau do tê thấp.

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa cuống họng sưng đau, ghẻ lở, mụn nhọt, sưng vú, tràng nhạc, viêm thận phù thũng, hoàng đản, lỵ, đái ra máu, bạch trọc, đau phong thấp, đòn ngã tổn thương và rắn độc cắn.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *