Bí kỳ nam

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp
  • Ðơn thuốc
    • 1. Viêm gan, đau gan, vàng da
    • 2. Ðau nhức gân xương, bong gân, thấp khớp
    • 3. Ðau bụng

 

Mô tả

  • Cây phụ sinh, cộng sinh với kiến. Thân phình thành củ lớn, mặt ngoài sần sùi. Lá mọc đối, gốc thuôn, đầu tù; phiến lá dày, nhẵn bóng. Lá kèm sớm rụng.
  • Hoa không cuống, mọc tụ họp 4-5 cái ở nách lá, màu trắng. Quả nhỏ, hình trụ hơi dài, khi chín màu da cam.
  • Mùa hoa quả: Tháng 12-1.

Bộ phận dùng

  • Thân phình thành củ do kiến đục làm tổ, tạo thành hốc, lỗ – Caulis Hydnophyti.

Nơi sống và thu hái

  • Cây mọc hoang, bám vào các cây gỗ trong rừng thứ sinh ở miền Nam nước ta. Thu hái thân, thái mỏng, phơi đến gần khô thì phơi tiếp trong râm. Khi dùng đem thuốc tẩm qua nước đang sôi, rồi sao vàng.

Tính vị, tác dụng

  • Tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm kháng sinh, sát trùng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng chữa:

1. Viêm gan, đau gan, vàng da

2. Ðau nhức gân xương, bong gân, thấp khớp

3. Ðau bụng, ỉa chảy

Liều dùng 6-12g, sắc uống hoặc nấu cao uống.

Ðơn thuốc

1. Viêm gan, đau gan, vàng da

Bí kỳ nam 80g, Hạ khô thảo, Chó đẻ, Hậu phác nam, mỗi vị 20g sắc uống. Hoặc Bí kỳ nam 40g, Thảo quyết minh 10g, áctisô 20g, Nhân trần 15g, cho 500ml nước vào sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trước 2 bữa ăn khoảng 1 giờ. Uống liên tục 10-15 ngày.

2. Ðau nhức gân xương, bong gân, thấp khớp

Bí kỳ nam 40g, phối hợp với Bổ cốt toái 30g, rễ Trứng cuốc, rễ Trinh nữ, mỗi vị 20g, hoặc Ngũ gia bì 30g, rễ Vú bò, Xuyên tiêu, mỗi vị 20g, sắc uống hoặc ngâm rượu 30-40 độ (350g thuốc trong 1 lít rượu), ngày dùng 2 lần trước bữa ăn.

3. Ðau bụng

Sắc 60g thuốc Bí kỳ nam cho thật đặc, lấy 1/2 chén nước thuốc, chia 2 lần uống cách nhau 1 giờ
Xem thêm: Cà gai leo – Hy vọng mới cho bệnh nhân viêm gan virus và xơ gan


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *