Ban

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tính vị công năng
  • Công dụng
  • Bài thuốc có cây ban

Cây Ban có tên khoa học là: Hypericum japonicum Thunb. Ở Việt Nam cây Ban được dùng chữa viêm gan vàng da, trẻ em lên sởi, vết thương sưng đau, mụn nhọt, sâu răng, hôi mồm, ho, có nơi còn dùng chữa rắn độc cắn.

Ban 1

Ban

Mô tả

  • Cây thảo nhỏ sống 1 năm hay 2 năm, cao 10 – 20 cm. Thân cứng nhẵn, phân nhiều cành. Lá mọc đối, không cuống, hình trái xoan  hoặc hình trứng, dài 7 – 10 mm, 3 -5 gân tỏa từ gốc, phiến lá có những chấm nhỏ mờ.
  • Cụm hoa mọc đơn độc hoặc thành nhánh  phân đôi ở ngọn, thân, cành, hoa nhỏ màu vàng: đài có 5 răng hình mũi mác, thuôn ở gốc, tràng 5 cánh hình bầu dục, dài hơn đài: nhị rất nhiêu hợp thành 3 bó, chỉ nhị rất mảnh, bao phấn nhỏ; bầu hình trứng thuôn.
  • Quả nang, hình trứng, mở theo 3 khe dọc thành 3 mảnh hẹp, hạt rất nhỏ, thuôn, có vạch dọc.
  • Mùa  hoa: tháng 4 -6, mùa hoa quả: tháng 8 – 10

Phân bố sinh thái

  • Ở Việt Nam, có khoảng 6 -7 loài thuộc chi này, cây phân bố hầu hết các tỉnh từ vùng đồng bằng đến trung du và miền núi phía bắc. Ở các tỉnh phía nam, thường thấy ở vùng núi cao. Độ cao phân bố chung đến trên 1500 m. Cây còn thấy nhiều nước khác như: Trung quốc, Ấn Độ, Nepan, Srilanca, Niudilan, Malaysia, Thái Lan và Lào.
  • Ban thuộc loài cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc lẫn với các loài cỏ dại trên đất ẩm ở vườn nhà, ven đường đi, ruộng cao và các bãi đất trống trong thung lung. Cây mọc từ hạt vào cuối xuân hoặc đầu hè, sinh trưởng phát triển nhanh, trong khoảng 3-4 tháng là tàn lụi. Quả khi chín tự mở hạt vương vãi ngay trên mặt đất và có thể tồn tại một thời gian dài, qua đông đến mùa xuân năm sau mới nảy mầm.

Bộ phận dùng

Toàn cây dùng tươi hay phơi khô

Thành phần hóa học

Toàn cây ban chứa Sarotranol, isojacarenbin (Ishiguro Kyoko và cộng sự 1993)

Tính vị công năng

Vị đắng, ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thẩm thấp, lợi tiểu, tiêu sưng, giảm đau.

Công dụng

  • Ở việt nam, theo kinh nghiệm dân gian, cây ban được dùng chữa viêm gan vàng da, trẻ em lên sởi, vết thương sưng đau, mụn nhọt, sâu răng, hôi mồm, ho, có nơi còn dùng chữa rắn độc cắn.
  • Ở Trung quốc, cây ban chữa viêm gan cấp hoặc mãn tính, viêm ruột thừa, viêm amidanm cam tích ở trẻ.
  • Ở Malaysia, cây ban vò nát đắp ngoài chữa vết thương. Ở Papua New Guinea, cây ban được giã nát với gừng để chữa sốt rét.

Bài thuốc có cây ban

Chữa viêm gan vàng da:

  • Cây ban tươi (40g), sắc nước uống

Chữa trẻ em  lên sởi

  • Cây ban tươi (1 nắm), sắc uống hàng để giải độc, hoặc phối hợp với kim ngân hoa hay lá diếp cá mỗi vị 1 nắm cùng sắc uống.

Chữa rắn độc cắn

  • Cây ban tươi (70g) giã nát ép lấy nước, tẩm vào vải gạc rồi lau rửa miệng ngày 1 -2 lần; người lớn có thể ngậm.

Chữa viêm thận cấp

  • Cây ban tươi (60g), hồng táo (10 quả). Sắc nước uống.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *