Bách xù

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố – sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng
  • Bài thuốc có bách xù

Bách xù có tên khoa học là Juniperus chinensis L. Bách xù được dùng chữa cảm mạo phong hàn, co quắp, thổ tả, phong thấp, đau nhức xương, hoàng đản. Ngày dùng 30 – 40 g cành lá, sắc uống ; hoặc uống tinh dầu, 10 – 15 giọt với đường, ngày 2 – 3 lần.

Bách xù 1

Bách xù

Mô tả

  • Cây gỗ, ,thường xanh. Thân hình trụ, cành nhỏ tròn hơi vuông. Lá nọc áp sát vào cành,  hình kim ở cành non và dang vảy ở cành già. Lá dạng vảy, xếp dày đặc, đầu tù, có tuyến ở gân giữa lá.
  • Cụm hoa là những nón, đực và cái riêng, nón đực hình trứng dài, nón cái hình cầu.
  • Nón quả gân tròn, đường kính 6 – 8 cm. Khi chin màu nâu, phủ phấn trắng: hạt 1-4, thường là 2-3.

Phân bố – sinh thái

  • Chi Juniperus L có khoảng 50 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới Bắc bán cầu. Ở việt nam chi này chỉ có 2 loài được trồng làm cảnh.
  • Bách xù phân bố ở  vùng  Đông  Nam Á bao gồm Mông cổ, Trung quốc, Triều tiên và Nhật bản. Cây đã được nhập trồng cả một số nước khác ở châu á, châu âu và châu mỹ. Ở việt nam , bách xù được nhập nội vào thời gian nào chưa rõ, song có những cây được trồng ở tam đảo,  hà nội và một số địa  phương khác có khoảng 100 tuổi.
  • Bách xù là cây  hơi chịu bóng hoặc có thể trồng được cả những nơi trống trải (vùng núi cao), sinh trưởng và phát triển trong điều kiện có khí hậu ẩm mát. Cây mọc tự nhiên ở Trung Quốc và mông cổ vẫn tồn tại được trong mùa đông lạnh khắc nghiệt. Bách xù trồng ở Tam đảo xuất hiện nón sinh sản vào khoảng tháng 3-4. Chưa thấy cây con mọc từ hạt. Gần đây, người ta đã tạo được nhiều cây con từ cành bánh tẻ bằng cách sử dụng các chất kích thích ra rễ.

Bộ phận dùng

  • Cành, lá và vỏ thân.

Thành phần hóa học

  • Lá bách xù chứa deoxypodophylotoxin chất này có tác dụng độc với tế bào.
  • Tinh dầu từ lá bách xù có cedrol, thujosen và cedrol.
  • Cành và lá có acid sandaracopimaric, isocupressic, 12 – hydroxyl – 6, 7 – secoabieta – 8. 11 , 13 – trien – 6, 7 – dial

Tác dụng dược lý

  • Tác dụng chống u: Cao chiết cồn cành lá bách xù và mỗi một số thành phần như acid sandaracopimaric,  acid isocupressic, 12 – hydroxyl – 6, 7 – secoabieta – 8. 11 , 13 – trien – 6, 7 – dial. Một số dẫn chất của podophyllotoxin có tác dụng chống độc, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu P-388 và tế bào sarcoma ở chuột nhắt trắng.
  • Tác dụng gây sảy thai; Cao bách xù gây sẩy thai là do tác dụng độc toàn thân của cây, chứ không phải tác dụng đặc hiệu trên tử cung. Vì vậy không nên dung bách xù để gây sảy thai.
  • Tác dụng độc: Tinh dầu bách xù có tác dụng kích ứng cục bộ, bôi trên da lâu ngày sẽ gây viêm da. Nếu uống quá liều sẽ gây phản ứng trên đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đi ngoài, đau bụng và có thể tử vong.

Tính vị, công năng

  • Bách xù có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong, tán hàn, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc, lợi niệu.

Công dụng

  • Bách xù được dùng chữa cảm mạo phong hàn, co quắp, thổ tả, phong thấp, đau nhức xương, hoàng đản. Ngày dùng 30 – 40 g cành lá, sắc uống ; hoặc uống tinh dầu, 10 – 15 giọt với đường, ngày 2 – 3 lần; kết hợp xoa ngoài. Lá bách xù tươi, giã nát, đắp chữa mày đay, nhọt độc.
  • Bách xù thường được trồng làm cảnh, hạt ép lấy dầu nhờn. Cành lá được dùng cất tinh dầu, mạt cưa của cây và gỗ thân cây để làm hương thắp.

Bài thuốc có bách xù

Chữa phong thấp, xương khớp đau nhức:

Bách xù, lõi thong, huyết đằng, mộc thong, mỗi vị 10 – 20 g, sắc uống.

Chữa vàng da do sưng gan và viêm gan mạn:

Lõi cây bách xù, thái miếng mỏng, phơi khô 30g, sắc uống (Bách gia trân tang)


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *