Ba gạc

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Nơi sống và thu hái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp

Mô tả cây

  • Cây ba gạc là một cây nhỏ cao 1-1,5m, thân nhẵn, trên mặt thân có những lỗ sần nhỏ của bì khổng. Lá mọc đối, mọc vòng 3 lá một.
  • Hoa nhỏ , màu trắng, mọc ở gần ngọn thành xim dạng tán kép . Đài hình chuông; tràng hình ống thường hơi cong .
  • Quả hình trứng khi chín có màu đỏ tươi
  • Toàn cây là nhựa mủ
  • Mùa hoa : Tháng 4-6
  • Mủa quả : Tháng 7-10

Nơi sống và thu hái

  • Cây mọc hoang ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hoá, Lào Cai. Cùng phân bố ở Trung Quốc. Có thể trồng bằng hạt hay hom thân cành. Sau 2 năm có thể thu hoạch. Ta thường thu hái rễ cây mọc hoang, có thể đào quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông. Ðào rễ về rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.
  • Loài này đã được khai thác làm thuốc triệt để và liên tục từ nhiều năm nay, nên hiện nay cây đã hiếm dần.

Bộ phận dùng

Rễ – Radix Rauvolfiae Verticilatae, thường có tên là La phụ mộc: Lá cũng được dùng.

Thành phần hoá học

Trong rễ và lá có alcaloid toàn phần là 0,9-2,12% (rễ) và 0,72-1,69% (lá) trong đó chủ yếu là reserpin rescinnamin, canescin, raunescin, serpentinin, ranvolfia A (C25H28N2O2).

Tính vị, tác dụng

  • Rễ Ba gạc có vị đắng, tính hàn, hơi có độc, có tác dụng thanh nhiệt hoạt huyết, giải độc, giáng huyết áp.
  • Nước sắc Ba gạc có tác dụng làm giảm huyết áp có nguồn gốc trung ương, làm tim đập chậm, lại có tác dụng an thần và gây ngủ. Bộ môn dược lý trường đại học y dược hà nội (1960) đã dùng nước sắc ba gạc nghiên cứu tác dụng trên huyết áp của thỏ và chó thấy nước sác ba gạc làm giảm huyết áp rõ rệt với liều lượng 0,5g/kg thể trọng súc vật .Trên tim ếch cô lập và tại chỗ thấy nước sắc ba gạc làm chậm nhịp tim, trên hệ mạch ngoại biên của thỏ không thấy có tác dụng trên mạch máu ngoại biên.Trên ruột thỏ cô lập thấy liều nhẹ làm tăng nhu động ruột .

Trên cơ sở nghiên cứu,các bộ môn đã đi đến một số nhận xét chung như sau :Nước sắc ba gạc Việt Nam so với ba gạc Ấn độ thì giống nhau chủ yếu là :

  • Làm giảm huyết áp do nguồn gốc trung ương,chứ không phải do mạch ngoại biên
  • Làm tim đập chậm
  • Có tác dụng an thần và gây ngủ

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Ðược dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở.
  • Hiện nay ta chế thuốc dưới dạng cao lỏng, chứa 1,5% alcaloid toàn phần, 1g cao bằng 1g vỏ rễ để chữa cao huyết áp và làm thuốc an thần. Liều dùng trung bình của cao lỏng là 30 giọt một ngày; có thể tăng lên 45-60 giọt. Thời gian điều trị có thể kéo dài nhưng thường sau 10-15 ngày cần nghỉ.

Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *