BÀI 1204 – Cây tầm bóp và các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, trị ho, ung thư, mụn nhọt đơn giản mà hiệu quả

Cây tầm gửi là loại cây sống nhờ trên thân cây khác. Thảo dược này chứa thành phần hóa học đa dạng và đem lại Cây tầm bóp là một loài cây mọc hoang ở các bờ ruộng, bãi cỏ, đất trống trên khắp nước ta, đặc biệt là ở các vùng quê. Nó được xem là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền nhờ vào công dụng chữa trị bệnh tiểu đường và một số bệnh ung thư. 

Tên gọi khác: cây lồng đèn, lu lu cái, thù lù cạnh, bôm bốp.

Tên khoa học: Physalis angulata.

Họ: cây thuộc họ Cà có pháp danh khoa học là Solanaceae.

Đặc điểm sinh thái

Mô tả

Tầm bóp là một loại cây thân thảo thường có chiều cao từ 50 -90cm, thân có góc phân thành nhiều cành nhỏ. Lá cây mọc so le, có hình bầu dục dài từ 30 – 50mm, rộng chừng 20 – 40mm, mỗi lá có cuống dài từ 15 – 30mm.

Hoa tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh dài khoảng 1cm. Mỗi bông hoa thường được chia ra làm 5 thùy, có cánh hoa màu vàng hoặc màu trắng, ở mỗi gốc hoa có điểm thêm những chấm màu nâu.

Quả tầm bóp có màu xanh lúc non và khi chín có màu đỏ, mỗi quả dài chừng 3 – 4cm, rộng chừng 2cm được bao trùm bên ngoài như một cái lồng đèn, chứa nhiều hạt bên trong. Khi bóp vỡ quả ra sẽ nghe một tiếng bộp. Cây thường ra hoa kết quả quanh năm.

Phân bố

Cây tầm bóp thường mọc hoang trên khắp nước ta ở những khu vực như bờ ruộng, bãi cỏ, khu vực đất trống.. Ngoài ra, cây còn được tìm thấy ở ven rừng ở độ cao dưới 1.500m so với mặt nước biển.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận sử dụng: toàn bộ cây gồm lá, thân, quả.

Thu hái: cây có thể được thu hái quan năm bằng cách cắt toàn bộ thân cây về làm thuốc.

Chế biến: cây sau khi được thu hái về đem đi rửa thật sạch rồi đem đi phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, cây còn có thể dùng tươi trực tiếp.

Bảo quản: dược liệu tầm bóp sau khi phơi khô nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc.

Tính vị, quy kinh

Cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc. Quả tầm bóp có vị chua, tính bình.

Quy kinh vào kinh bàng quang và kinh tâm.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo Thạc sĩ Nguyễn Đặng Toàn Chương công tác tại Sở khoa học và công nghệ Gia Lai phân tích các hàm lượng dinh dưỡng bên trong quả tầm bóp cho thấy nó có thể giúp cho những người làm việc trên sông nước tránh được tình trạng thiếu vitamin C gây chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương và các vết tím trên da.

tầm bóp

Quả tầm bóp còn được sử dụng để phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang, chữa bệnh gút…Bên cạnh đó, cây còn có một số tác dụng như: kháng khuẩn, chống ung thư, chống đông máu, chống ung bướu, hạ đường máu, hạ huyết áp.

Theo y học cổ truyền

Trong Đông Y, cây tầm bóp có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.

Chủ trị các chứng bệnh như cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, nôn mửa, nấc, trị đái tháo đường.

Đối tượng sử dụng

  • Bệnh nhân ho hen, viêm phế quản
  • Bệnh nhân ung thư: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư ruột, ung thư cổ tử cung, ung thư mũi – vòm họng
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Người bị mụn nhọt
  • Người bình thường dùng hàng ngày để phòng bệnh

Bài thuốc từ cây tầm bóp

Trị ho khan, ho có đờm

Tầm bóp tươi 70g hoặc tầm bóp khô 30g, củ mạch môn khô 15g đem đi đun lấy nước uống hằng ngày.

cây tầm bóp

Trị ung thư

Tầm bóp khô 30g, cây xạ đen 40g đun sôi với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 700ml thì chia ra uống trong ngày.

Trị tiểu đường

  • Dùng lá tầm bóp chế biến món ăn

Nguyên liệu: 50g lá và ngọn tầm bóp, 1 quả tim lợn, 1g chu sa.

Cách làm: Tầm bóp đem rửa sạch với nước muối rồi để ráo nước. Tim lợn làm sạch và thái nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ một lượng nước vào nồi rồi nấu nhừ. Nêm nến gia vị cho vừa ăn rồi ăn cả cái lẫn nước.

Nhiều người kháo nhau rằng, cách một ngày ăn một lần, sau 5 – 7 lần ăn thì hàm lượng đường huyết sẽ giảm rõ rệt.

  • Dùng rễ tầm bóp sắc nước uống

Cần chuẩn bị: 40g rễ tầm bóp, ấm sắc, 1,5 lít nước sạch

Cách tiến hành: Rễ tầm bóp rửa thật sạch với nước muối rồi cắt khúc. Cho vào nồi cùng với 1,5 lít nước rồi đun sôi và để lửa nhỏ trong 20 phút. Nước đã sắc chia làm 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn 30 phút.

Chỉ cần dùng khoảng 1 tháng là bệnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, chuyên gia tiểu đường Hoàng Vân có những khuyến cáo về việc dùng cây tầm bóp để chữa bệnh tiểu đường:

  • Dạo gần đây có rất nhiều người bệnh sử dụng cây tầm bóp để chữa bệnh tiểu đường nhưng trên thực tế, chưa có một nghiên cứu hiện đại nào cho thấy tác dụng tuyệt vời đó. Mặc dù trong cây tầm bóp có một số thành phần có thể giúp người bệnh hạ lượng đường trong máu nhưng không thể có khả năng thay thế thuốc điều trị. Đặc biệt những người đã bị tiểu đường với mức độ nặng thì đây chỉ là bài thuốc hỗ trợ mà thôi.
  • Tốt hơn hết bạn vẫn nên kiêng khem trong chế độ ăn uống, thường xuyên rèn luyện thể lực để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Và đừng quên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên để có cách điều chỉnh và chữa trị kịp thời.

Trị mụn nhọt

Dùng cây tầm bóp tươi đem giã rồi vắt lấy nước để uống hằng ngày, bã cây đang đắp ngoài da.

Trị nhọt vú, đinh độc

Dùng 40 – 80g tầm bóp tươi đem đi giã nát vắt lấy nước uống còn bã đem đi đắp ngoài. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với việc nấu nước cây tầm bóp để rửa hằng ngày.

Trị ung thư tử cung, họng, phổi, đại tràng

Dùng tầm bóp tươi 100g hoặc tầm bóp khô 30g, bạch truật 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, huyền sâm 10g, hoàng cầm 10g, cam thảo 4g.

Đem các dược liệu đi rửa sạch, chặt nhỏ rồi sắc với 4 chén nước. Đến khi nước cạn còn 2 chén thì đem chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi đợt uống liên tục từ 15 – 20 ngày, cách 10 ngày dùng thêm đợt tiếp theo.

cây tầm bóp

Lưu ý khi sử dụng cây tầm bóp

Có một loại cây thuộc họ cà có tên là cây lu lu đực rất giống với cây tầm bóp nên bạn cần cẩn thận để không bị nhầm lẫn. Cây lu lu đực là loài cây có quả hình tròn như quả cà, thân cây mỏng hơn tầm bóp, lá không có vị đắng nhưng lại có độc khi dùng tươi. Chính vì vậy khi thu hái nên cẩn thận và phân biệt được hai loại cây này.

:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • Cải thiện chứng kém ăn, mất ngủ ở người lớn – dễ hay khó
  • CÁCH NẤU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO VỚI THỊT VỊT HẦM NGON BỔ DƯỠNG



Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *