BÀI 1193 – Dạ cẩm và hiệu quả “thần kỳ” điều trị bệnh dạ dày, làm lành viêm loét miệng, thanh nhiệt, giải độc…

Vị thuốc dạ cẩm có tính bình thường được dân gian sử dụng với mục đích giảm đau và cải thiện vết loét. Bên cạnh đó, dược liệu còn được dùng để chữa đau dạ dày và giải độc. Trong bài viết chuyên mục sẽ cung cấp thông tin tổng quan về vị thảo dược và bài thuốc điều trị.

Đặc điểm của cây thuốc dạ cẩm

Cây dạ cẩm từ lâu đã được Đông y xem là dược liệu quý. Vậy cây dạ cẩm là cây gì ? Tác dụng và cách dùng dạ cẩm chữa bệnh sao cho hiệu quả. Hãy cùng Metaherb tìm hiểu thông tin tổng quan trong bài viết.

Mô tả

Dạ cẩm là loại cây leo, thường quấn vào các cây khác, có chiều dài từ 1 – 2 m. Thân cây hình trụ và có nhiều đốt. Lá mọc đối xứng nhau, hình bầu dục, có đầu nhọn với chiều dài 5 – 15 cm và rộng 3 – 6 cm. Lá có lông, phiến lá phẳng, không có răng cưa và cuống lá ngắn. Hoa hình xim, thường mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Hoa có hình ống nhỏ, màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang, xếp hình cầu, nhỏ và có chứa nhiều hạt đen. Mùa quả dạ cẩm thường tập trung vào tháng 5 – 7.

Phân loại

Dạ cẩm có nhiều loại khác nhau, trong đó có hai loại chính là dạ cẩm thân xanh và dạ cẩm thân tím. Trong đó, hai vị thuốc này tiếp tục được chia thành 2 loại khác là loại có nhiều lông bao phủ và loại có ít lông, thường không trông thấy rõ. Cách phân biệt dạ cẩm thân xanh và thân tím đơn giản. Cụ thể, loại thân xanh thường có các đốt mọc gần sát nhau, trong khi đó, các đốt của thân tím thường cách thưa nhau.

Phân bố, thu hái, chế biến và bảo quản

Dược liệu thường mọc hoang ở một số tỉnh miền núi nước ta như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Giang hoặc Thái Nguyên,…

  • Bộ phận dùng: Lá, ngọn non và rễ. Tuy nhiên, rễ thường ít sử dụng hơn vì ít tác dụng
  • Thu hái: Quanh năm
  • Chế biến: Sau khi thu hoạch đem rửa sạch, phơi khô và nấu cao để dành dùng dần
  • Bảo quản: Tránh ẩm ướt và tránh ánh sáng

Tác dụng dược lý của vị thuốc dạ cẩm

Theo dân gian, cây dạ cẩm trong y học cổ truyền hay y học hiện đại cũng đều là vị thuốc nam quý giá, bởi nó có chứa các hoạt chất chữa bệnh rất tốt, cụ thể:

Tác dụng của cây dạ cẩm theo y học hiện đại:

Theo các nghiên cứu của các chuyên gia, cây dạ cẩm có khả năng trung hòa lượng axit trong dạ dày. Nó có tác dụng giúp làm giảm các chứng đau dạ dày đồng thời hỗ trợ điều trị viêm dạ dày và cải thiện chứng ợ chua, ợ hơi và làm lành các vết loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP. Ngoài ra, nó còn có thể điều trị các vết viêm loét trong khoang miệng và viêm lưỡi hiệu quả.

Tác dụng của dạ cẩm trong y học cổ truyền:

Trong Đông y, dạ cẩm có tính bình, vị ngọt hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giúp tiêu viêm, lợi tiểu. Có thể hỗ trợ điều trị các vết viêm loét, lở ngứa ngoài da.

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ dạ cẩm

Theo Đông y, dược liệu này thường dùng với tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, làm dịu cơn đau, trung hòa acid dạ dày, giảm đau và làm se vết loét,…Hãy tham khảo công thức những bài thuốc điều trị bệnh dạ dày từ loại thảo dược này.

Bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng bột dạ cẩm

Chuẩn bị: 5 kg dạ cẩm và 1 kg cam thảo

Thực hiện: Xay mịn hai vị thảo dược và trộn đều với nhau. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy 10 – 15 gram hòa tan nước sôi và uống. Để dễ uống, bạn có thể thêm ít đường.

Làm cao Dạ Cẩm trị vi khuẩn HP

Cao hoặc siro sẽ bảo quản được lâu và tiện cho người sử dụng hơn. Chính vì vậy rất nhiều người đã chọn cách chế biến này cho cây Dạ Cẩm.

  • Chuẩn bị cây Dạ Cẩm khô hoặc tươi.
  • Thêm đường kính và mật ong vừa đủ.
  • Tiếp theo nấu các nguyên liệu cho đến khi các thành phần hòa quyện lại với nhau thành cao. Công đoạn này có thể mất vài ngày để hoàn thành.

Khi uống thì dùng 8 – 15g cao dạ Cẩm là đủ. Nên uống trước bữa ăn 15 – 20 phút để thuốc có thể thấm vào dạ dày, giảm những cơn đau.

Sắc nước dạ cẩm làm lành vết loét dạ dày

  • Sử dụng khoảng 30 – 35gr lá và ngọn cây đã phơi khô.
  • Sắc với khoảng 1.5 lít nước tinh khiết.
  • Đun sôi và duy trì với lửa nhỏ trong khoảng 15 – 20 phút. Bạn có thể uống nóng hoặc để nguội đều được.

Tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người, khi uống có thể thêm 1 – 2 thìa mật ong để giảm vị đắng. Nước cây Dạ Cẩm nên uống 3 lần/ngày. Và uống sau bữa ăn 30 phút là tốt nhất.

Chuyên gia Minh Thùy chia sẻ: “Trong dạ cẩm có chứa hoạt chất tanin có tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh. Khi tannin kết hợp với protein sẽ tạo màng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do vậy, axit trong dạ dày không làm viêm loét hoặc bào mòn dạ dày. Nhờ vậy cây dạ cẩm có thể chữa đau dạ dày hiệu quả và nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người”.

Bài thuốc chữa các bệnh lý khác

Chữa loét lưỡi họng hoặc viêm lưỡi

  • Cách 1: Sử dụng 1 nắm lá dạ cẩm, rửa sạch, thái nhỏ, chờ cháo chín cho vào và ăn. Mỗi ngày ăn một bát cháo lá cẩm cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Cách 2: Dùng nước sắc lá dạ cẩm trộn với mất ong và đem nấu cô cho đến khi thành cao lỏng. Mỗi ngày sau khi vệ sinh miệng sạch sẽ, lấy một ít cao thoa đều lên vết loét ở lưỡi và miệng. Thực hiện thường xuyên để đạt được hiệu quả cao
  • Cách 3: Sử dụng 30 gram bột cam thao trộn đều với 200 gram bột lá dạ cẩm. Mỗi ngày lấy 30 gram hãm với nước sôi và uống

Làm lành vết thương

Dùng lá dạ cẩm tươi, rửa sạch, giã nát và đắp lên vết thương. Thường xuyên đắp 2 lần mỗi ngày giúp lên da non, chữa lành vết thương nhanh.

Một số lưu ý khi sử dụng cây dạ cẩm

Để sử dụng nghệ vàng an toàn, bạn cần nắm rõ một vài lưu ý sau đây:

  • Các chuyên gia khuyến nghị, người bệnh nên dùng đủ liều, đúng lượng và không nên lạm dụng.
  • Trước khi áp dụng các bài thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
  • Tác dụng của các bài thuốc từ thảo mộc sẽ diễn ra chậm hơn thuốc Tây. Do đó, người dùng cần kiên trì sử dụng.
  • Hiệu quả của các bài thuốc từ dạ cẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và thể trạng ở mỗi người. Nếu cơ thể bị dị ứng hoặc dùng thuốc một thời gian dài không thấy có tác dụng, người dùng nên ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp chữa trị khác.
  • Trong quá trình dùng thuốc từ dạ cẩm, nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng lạ, người bệnh nên tạm ngưng dùng thuốc, để gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.

Ngoài việc áp dụng dạ cẩm vào các bài thuốc chữa bệnh mà điển hình là dạ dày thì hiện nay nhiều chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên sử dụng thêm một số sản phẩm từ thiên nhiên. Trong đó, điều trị dạ dày với một số thảo dược như: chè dây, lá khôi, khổ sâm, cam thảo, tinh chất curcumin từ nghệ,… cũng khá được ưa chuộng.

LIÊN HỆ MUA SẢN PHẨM:


CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
– Đông Trùng Hạ Thảo và 5 tác dụng tuyệt vời với cơ thể
– Truyền thuyết về loài nhân sâm “biết đi”



Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *