BÀI 1165 – Đau thần kinh toạ có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Đau thần kinh toạ là một trong những chứng bệnh liên quan đến xương khớp khá phổ biến. Vậy đau thần kinh toạ có nguy hiểm không?

Đau thần kinh toạ có nguy hiểm không?

Đau thần kinh toạ là chứng bệnh dễ gặp phải ở nhiều người bệnh cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc có tiền sử mắc các bệnh xương khớp. Khi mắc bệnh đau dây thần kinh tọa, bệnh nhân sẽ bị đau nhức dọc các bộ phận mà dây thần kinh này chạy qua, cụ thể là từ thắt lưng đọc xuống chân và các ngón chân.

Nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể được điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số ảnh hưởng của bệnh đến sức khoẻ.

Suy nhược cơ thể

Các cơn đau thần kinh toạ thường kéo dài ít nhất từ vài ngày đến vài tuần. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, khiến người bệnh suy nhược, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ cũng như sinh hoạt hằng ngày. Suy nhược kéo dài còn có thể dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác, đặc biệt là ở những người cao tuổi vốn đã có sức khoẻ kém.

Vẹo cột sống

Đây là biến chứng thường gặp ở những người đau thần kinh toạ do thoát vị đĩa đệm. Lúc này nhân nhầy chèn ép lên các rễ thần kinh và cac cơ quan xung quanh khiến cho cột sống bị biến dạng, gây vẹo cột sống. Các cơn đau cũng vì thế mà tăng lên về cường độ cũng như mức độ. Điều này không chỉ gây biến dạng cơ thể mà còn khiến cơ thể đối mặt với những cơn đau nặng nề.

Đau thần kinh toạ - Biến chứng

Hội chứng chùm đuôi ngựa

Đây là hội chứng để chỉ tình trạng rễ thần kinh bị chèn ép và bị tổn thương. Biến chứng này không chỉ gây ra đau đớn mà còn kèm theo ngứa ran và tê bì dọc theo vị trí của dây thần kinh tọa. Nghiêm trọng hơn, dây thần kinh bị ảnh hưởng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cương dương.

Khả năng vận động suy giảm

Bệnh đau dây thần kinh tọa làm cho mạch máu ở vùng thắt lưng bị chèn ép, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng yếu cơ và làm cho khả năng vận động suy giảm dần. Thậm chí có thể dẫn đến bại liệt chi dưới.

Suy giảm vận động

Tàn phế vĩnh viễn

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân đau dây thần kinh tọa có thể gặp phải. Lúc này dây thần kinh tọa đã bị tổn thương nghiêm trọng và không thể điều trị được, dẫn đến bại liệt.

Dựa vào những ảnh hưởng mà bệnh có thể gây ra ở trên, có thể trả lời câu hỏi: “Đau thần kinh toạ có nguy hiểm không?”. Nếu người bệnh chỉ bị ở mức độ nhẹ và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi và không gây ra biến chứng nào đáng kể. Nhưng nếu phát hiện muộn hoặc điều trị sai cách, người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh không được chủ quan mà cần sớm áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng bệnh đau dây thần kinh tọa

Người bệnh có thể phòng tránh những biến chứng nguy hiểm từ bệnh đau thần kinh toạ bằng một số biện pháp dưới đây:

  • Tránh việc đứng nhiều, ngồi lâu, mang vác vật nặng…trong thời gian dài. Nếu đặc thù công việc thì cứ từ 1-2 tiếng cần phải vận động để xương khớp linh hoạt và máu lưu thông tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với việc thường xuyên bổ sung vitamin D, canxi… để tăng cường sức mạnh của xương khớp. Ngoài ra cũng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách phòng đau thần kinh toạ
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh của xương khớp. Đồng thời giúp tinh thần thoải mái, nhờ đó mà việc phòng chống bệnh cũng đạt hiệu quả cao hơn.
  • Cần khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ phát hiện và có biện pháp điều trị bệnh ngay từ đầu. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhưng hầu như chúng ta vẫn chưa có thói quen này. Thậm chí nhiều người để đến khi bệnh nặng mới bắt đầu áp dụng các biện pháp điều trị.

Trên đây là giải đáp của Metaherb cho câu hỏi: “Đau thần kinh toạ có nguy hiểm không?”. Với bất cứ căn bệnh nào, người bệnh cũng không nên chủ quan và xem nhẹ mức độ nguy hiểm của nó. Đối với bệnh đau thần kinh toạ, người bệnh nên thăm khám để được nghe tư vấn và chỉ định điều trị từ bác sĩ.



CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Sắc nhân sâm thế nào là tốt nhất?
Cảm mạo phong hàn có được dùng nhân sâm?


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *