BÀI 1152 – Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm có nguy hiểm không?

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là một trong những cấp cứu tai mũi họng nguy hiểm. Viêm xương chũm mạn tính có thể gây nhiều biến chứng khôn lường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm thuộc một trong những bệnh tích của viêm tai giữa rất nguy hiểm. Bởi lúc này, tổn thương không chỉ ở niêm mạc tai giữa mà đã ăn sâu vào xương chũm, và có thể gây biến chứng nội sọ bất kỳ lúc nào. Đặc biệt, nếu viêm tai xương chũm mạn tính kèm theo khối cholesteatoma thì nguy cơ tử vong là rất lớn.

Tìm hiểu về viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm

Khi bị viêm tai giữa cấp mủ, vùng viêm thường có xu hướng lan vào sào bào và các tế bào xương chũm, dẫn đến ứ đọng dịch. Ở một vài trường hợp, sự phát triển của vi khuẩn phế cầu trong dịch viêm gây ra tình trạng nhiễm trùng xương chũm và lan ra các thông bào, gây viêm toàn bộ các thông bào xương chũm.

Viêm tai xương chũm mạn tính được xác định khi quá trình viêm kéo dài trên 3 tháng kèm theo chảy mủ tai thối. Dù là viêm tai xương chũm cấp tính hay mạn tính thì đều nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng lên não như viêm màng não, liệt dây thần kinh, áp-xe não, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, viêm các xương xung quanh hộp sọ. 

Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm có nguy hiểm không?

Theo đó, viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm là tình trạng bệnh lý xảy ra trên cơ sở viêm tai xương chũm mạn tính kèm theo 1 đợt bội nhiễm với các triệu chứng cấp tính, và có thể xảy ra nhiều biến chứng trong đợt hồi viêm. Đây là một cấp cứu tai mũi họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường đi kèm bệnh tích cholesteatoma.

Phương pháp chẩn đoán viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm

Để tìm ra phác đồ điều trị thích hợp nhất, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thông qua các phương pháp phổ biến sau đây.

Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ có thể khai thác lâm sàng người bệnh thông qua các triệu chứng viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm điển hình như:

  • Sốt cao đột ngột do nhiễm khuẩn.
  • Đau tai, cơn đau tăng lên dữ dội và lan ra phía xương chũm, đồng thời người bệnh sẽ cảm thấy nhức đầu, đau vùng thái dương. Những cơn đau này thường âm ỉ, thỉnh thoảng lại có cơn kịch phát.
  • Khả năng nghe giảm rõ rệt.
  • Chóng mặt, ù tai.
  • Chảy mủ tai tăng lên hoặc giảm đi nhưng mùi hôi thối nồng nặc và rõ ràng hơn. Đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo viêm tai xương chũm có cholesteatoma với khả năng ăn mòn xương gây biến chứng nội sọ rất nguy hiểm.
  • Vùng da xương chũm sau tai nề dày, hơi đỏ.

Nội soi tai

Soi tai thấy lỗ thủng màng tai rộng, nham nhở, sát khung xương, có thể quan sát thấy polyp ở trong hòm nhĩ hoặc cholesteatoma. Bên cạnh đó, phần da thành sau bị nề hoặc bong khỏi thành xương sa xuống che lấp một phần màng tai. Tai có nhiều mủ mùi thối, có thể xuất hiện các mảnh trắng của cholesteatoma.

Viêm xương chũm mạn tính hồi viêm có nguy hiểm không? 1

Khám cận lâm sàng khác

Bên cạnh thăm khám lâm sàng và nội soi tai để chẩn đoán viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác như:

  • Xét nghiệm công thức máu nếu bạch cầu tăng cao tăng tỉ lệ đa nhân.
  • Chụp x-quang tư thế Schuller thấy xương chũm bị mất các thông bào, hình ảnh mờ đặc xương hoặc tiêu xương.
  • Chụp CT xương thái dương nhằm đánh giá cấu trúc xương chũm và dây thần kinh số 7, ống bán khuyên, tĩnh mạch bên, các thành phần trong hòm tai…

Trong một số trường hợp, người bị viêm xương chũm mạn tính có thể biến chứng áp-xe não hoặc biến chứng khác liên quan đến xương sọ. Nếu nghi ngờ, người bệnh cần chụp thêm CT sọ não có tiêm cản quang để loại trừ. 

Viêm xương chũm mạn tính nguy hiểm như thế nào?

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm kéo dài trên 3 tháng với những triệu chứng dai dẳng. Bệnh sẽ không thể tự khỏi, nếu không được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các thể xuất ngoại do mủ phá ra ngoài xương chũm và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Viêm tai xương chũm biến chứng nội sọ

Bao gồm các tổn thương đến não như viêm não, viêm màng não,  áp-xe não, áp xe dưới màng cứng, áp xe tiểu não… Đây là những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm tai xương chũm. 

Viêm xương chũm mạn tính biến chứng tĩnh mạch

Không chỉ gây biến chứng ở nội sọ, viêm xương chũm còn ảnh hưởng gây viêm tắc tĩnh mạch bên, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, nhiễm trùng huyết…

Biến chứng thần kinh

Đây cũng là một trong những biến chứng nặng nề khó hồi phục, người bệnh có thể bị tổn thương liệt dây thần kinh số VII, viêm mê nhĩ… Ở thể nhẹ, người bệnh thấy mặt mất cân xứng và khép mi không thật kín. Với thể nặng, khuôn mặt liệt hoàn toàn, các nếp nhăn trán, rãnh mũi má biến mất, nhân trung lệch, mồm méo xệch về bên phía lành, mắt bên liệt nhắm không kín.

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm biến chứng xuất ngoại

Một số biến chứng xuất ngoại điển hình bao gồm xuất ngoại sau tai, thái dương, ống tai ngoài, xuất ngoại nền chũm và xuất ngoại mỏm chũm.

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm nếu không được phát hiện sớm và xử trí đúng sẽ gây ra xuất ngoại và các biến chứng. Hiện nay, có 2 phương pháp điều trị chủ yếu. Trong đó, phẫu thuật tiệt căn xương chũm loại sạch bệnh tích là phác đồ cơ bản nhất. Bên cạnh đó, cần kết hợp điều trị kháng sinh và nội khoa sau mổ để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

Thông qua nội dung trong bài viết này đã cho chúng ta nhận thức rõ về mối nguy hiểm của bệnh viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm, nhất là khi có thêm cholesteatoma. Nếu không phát hiện sớm, hoặc dùng thuốc không đúng cách có thể che lấp triệu chứng cảnh báo bệnh trong khi các biến chứng vẫn âm thầm xảy ra. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

:
Hotline:

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
MÓN NGON CÙNG SÂM: Nhân sâm hầm óc heo

MÓN NGON CÙNG SÂM: Canh nhân sâm hầm thận lợn


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *