Các phương pháp điều trị không dựa trên chứng cớ trong nhi khoa

Nội dung chính

  • 1 Ánh nắng cho bệnh vàng da
  • 2 Các biện pháp trị liệu đối với chứng colic (khóc quấy)
  • 3 Dùng Tylenol và Motrin luân phiên
  • 4 Vứt bàn chải đánh răng sau khi bị Nhiễm trùng phế cầu
  • 5 Dây chuyền hổ phách chữa cơn đau do mọc răng
  • 6 Chế đố ăn uống đặc biệt BRAT khi bị tiêu chảy
  • 7 Vitamin và thuốc bổ
  • 8 Dùng Caffeine cho bệnh ADHD (Tăng động giảm chú ý)
  • 9 Kháng sinh cho bệnh Viêm phế quản
  • 10 Essential Oils (Tinh dầu)

Đôi khi các bác sỹ nhi khoa cũng rơi vào “bẫy” điều trị như mọi người khác khi viện đến phương pháp điều trị không dựa trên chứng cớ. Do đôi lúc họ cũng muốn “làm gì đó” hoặc cảm thấy các bậc cha mẹ mong chờ họ làm điều gì đó nên thỉnh thoảng họ cũng đề xuất các phương pháp điều trị phổ biến nhưng chưa được chứng minh có tác dụng.

Thật không may là các phương pháp điều trị không dựa trên chứng cớ này không hiệu nghiệm lắm và đôi khi còn có thể gây hại cho trẻ.

Mặc dù lời trích dẫn sau đây chỉ bàn về “Liệu pháp thay thế hoặc bổ sung hoặc kết hợp hoặc toàn diện”, trong cuốn sách ” Do You Believe in Magic? ” (Bạn có tin vào Phép màu hay không?), nhưng Bác sĩ Paul Offit đưa ra vài lời khuyên bổ ích khi viết rằng: ” Chỉ có liệu pháp có tác dụng hoặc liệu pháp không có tác dụng. Cách tốt nhất để phân biệt là đánh giá các nghiên cứu khoa học thật kỹ càng – không chỉ là dựa vào thông tin từ các diễn đàn internet, đọc các bài báo trên tạp chí hoặc chỉ là qua trò chuyện với bạn bè “.

Nên nhớ là một khi các phương pháp điều trị được chứng minh là hiệu nghiệm, chúng sẽ trở thành một phần trong phương pháp chăm sóc điều trị chuẩn của các bác sĩ nhi khoa, và thậm chí có thể được xuất bản trong phần trình bày chính sách của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ. Không nên thử áp dụng các phương pháp điều trị không dựa trên chứng cớ hoặc không được chứng minh lên con bạn chỉ để xem thử các phương pháp đó có tác dụng hay không.

Nhiều chứng bệnh nhi khoa gồm bệnh nhiễm trùng tai không biến chứng, tiêu chảy do vi-rút, đau bụng quặn colic, và mọc răng,…, thông thường sẽ tự hết sau một thời gian mà không cần chữa trị.

Khi cần, hãy chọn phương pháp điều trị hoặc trị liệu đã được chứng minh là có tác dụng khi con bạn đau ốm.

Ánh nắng cho bệnh vàng da

hình ảnh minh họa điều trị vàng da

Vàng da là chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ có thể phải được theo dõi kỹ và nhanh chóng điều trị bằng liệu pháp quang học (chiếu đèn) trong trường hợp vàng da nhiều (mức bilirubin trong máu ở mức cao), ngoài ra không có nhiều lý do để phải lo ngại khi con bạn bị vàng da.

Vậy thì việc tiếp xúc với ánh nắng thì sao? Cho trẻ tắm nắng một chút có phải là phương pháp điều trị tốt đối với bệnh vàng da hay không?

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ trong phần trình bày về chính sách “Kiểm soát mức tăng độ bilirubin trong máu ở Trẻ sơ sinh chào đời sau 35 tuần mang thai” đã khẳng định “không khuyến cáo” cho tiếp xúc với ánh nắng.

Tuy nhiên, khuyến cáo này cũng không ngăn các bác sỹ nhi khoa đề xuất phương pháp đó. Trong một bài viết trên tạp chí Parenting với chủ đề “Liệu pháp điều trị tại nhà cho trẻ sơ sinh bị vàng da hoặc hoàng đản”, bác sĩ William Sears nói rằng bạn có thể “cho em bé để da trần và đặt cạnh cửa sổ đóng kín có ánh nắng chiếu vào trong khoảng 15 phút, 4 lần một ngày.”

Tiếp xúc với ánh nắng có đôi chút ý nghĩa về mặt sinh lý học, bởi vì quang phổ (ánh sáng xanh) dùng trong liệu pháp quang (430-490 nm) có trong bước sóng của ánh sáng mặt trời trong vùng nhìn thấy được bằng mắt thường (380-780nm).

Nhưng dùng ánh nắng để chữa vàng da thì lại không có ý nghĩa nào trên thực tế.

Theo AAP, “những khó khăn thực tế trong việc cho một đứa trẻ sơ sinh để trần tiếp xúc với ánh nắng một cách an toàn ở trong nhà hay ngoài trời (và tránh bị bỏng nắng) đã cho thấy ánh nắng không phải là công cụ chữa bệnh đáng tin cậy”.

Vấn đề trong việc sử dụng liệu pháp ánh nắng đối với bệnh vàng da chính là ngoài ánh sáng mặt trời có thể nhìn thấy được, con bạn cũng bị tiếp xúc với ánh sáng tử ngoại (100- đến 400-nm) và ánh sáng hồng ngoại (700- to 1-mm). Ngay cả cửa gương đóng kín cũng không thể chặn tất cả các tia tử ngoại (UV) gây hại cho da em bé của bạn.

Thường thì để không phải lo ngại đến vấn đề an toàn, bạn có thể chỉ cho bé phơi nắng trong khoảng thời gian quá ngắn, và hầu như không đủ để có tác dụng gì. Khi thử nghiệm liệu pháp ánh nắng đã được sàng lọc đối với bệnh vàng da (người ta dùng miếng film đặc biệt thường để làm mờ tối kính cửa sổ, giúp lọc ánh sáng tử ngoại và hồng ngoại để truyền ánh sáng xanh dùng trong liệu pháp quang), các em bé bị vàng da được điều trị trong 5 đến 6 tiếng mỗi ngày.

Vậy tại sao lại không thử phương pháp đó? Nếu thực sự phương pháp đó không thể nào có cơ may hiệu nghiệm và có khả năng gây hại cho con bạn, câu hỏi thực sự phải là “tại sao lại thử nó?”

Ngoài việc cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, do mức vàng da cao có thể nguy hiểm đến tính mạng, các bậc cha mẹ cũng không nên được khuyến khích thử các phương pháp điều trị vàng da thay thế khác.

Các biện pháp trị liệu đối với chứng colic (khóc quấy)

hình ảnh điều trị bệnh colic

Điều mà ai cũng biết là các em bé có thể bị chứng colic. Mặc dù bệnh này làm cho các bậc cha mẹ rất lo lắng (ý nghĩ về việc em bé cứ khóc mãi không thể dỗ nín thật khiến cho hầu hết mọi người lo ngại, căng thẳng), may mắn thay là hầu hết mọi em bé sẽ hết bệnh colic khi được 3 hoặc 4 tháng tuổi.

Mặc dù thực tế cho thấy không có phương pháp điều trị nào được chứng minh có thể chữa được bệnh colic, điều đó cũng không giúp ngăn được nhiều bậc cha mẹ thử cách trị liệu này hoặc cách trị liệu kia. Thậm chí một số cách trị liệu còn được đề xuất bởi chính các bác sĩ nhi khoa của họ.

Tạp chí Parents thậm chí còn cho xuất bản một danh sách các biện pháp trị liệu cho chứng colic mang tính “tiên phong” ( thật sự đó không phải là phương pháp điều trị) , và kết thúc với phần lý giải “tại sao phương pháp đó có thể (thật ra là không thể) hiệu nghiệm với bạn.”

Trong tất cả các biện pháp được liệt kê, cho bé dùng men vi sinh (probiotic) có thể là phương pháp duy nhất có ích phần nào, mặc dù một thử nghiệm giả dược ngẫu nhiên, mù đôi (cả hai bên đều không được cho biết) ở Úc đã kết luận rằng “L reuteri DSM 17938 không có ích lợi gì cho các đối tượng trong cuộc thử nghiệm gồm có các em bé bú mẹ và em bé bú sữa công thức bị chứng colic.”

Các phương pháp điều trị thay thế khác đối với chứng colic gồm có:

  • Gripe water (thuốc trị chứng khóc quấy/colic cho trẻ)
  • Phương pháp nắn cơ-xương-khớp
  • Phương pháp xoa bóp cho trẻ nhỏ
  • Đổi loại sữa công bột công thức (không dung nạp sữa công thức không phải là chứng colic)
  • Hạn chế loại thức ăn thức uống đối với các bà mẹ cho con bú (chứng không chịu được những chất trong thức ăn uống của người mẹ không phải là chứng colic)
  • Các loại trà “kỳ diệu” chế biến từ hạt thì là  (fennel) hoặc hạt thìa là Ai cập (cumin)

Cách điều trị gì là an toàn và hiệu quả nhất đối với chứng colic?

Theo ý kiến của nhiều bác sỹ nhi khoa và được Scott Gavura, một dược sĩ ở Canada kết luận lại thì, “sự can thiệp tốt nhất và hữu hiệu nhất đối với chứng colic vẫn chính là thời gian. Chứng colic rồi sẽ qua đi. Lời khuyên tốt nhất có thể chính là trấn an tinh thần.”

Quan trọng là cần nhớ rằng mặc dù các vấn đề về tiêu hóa hoặc chứng dị ứng với sữa bột công thức thường được đổ cho là nguyên nhân của bệnh, thật ra chứng colic có thể chỉ là một giai đoạn phát triển thông thường mà một vài em bé phải trải qua. Nhiều chuyên gia mô tả chứng đó như là một cách các em bé xả các cảm xúc kìm nén mà thôi.

Cũng nên lưu ý là một nghiên cứu năm 2011 xuất bản trong tạp chí Pediatrics, “Các chất bổ sung dinh dưỡng và các Thuốc bổ sung khác để chữa chứng Colic ở trẻ nhỏ:  Một nghiên cứu hệ thống, ” kết luận rằng “khái niệm cho rằng bất cứ loại thuốc bổ sung hoặc thay thế nào cũng có tác dụng đối với chứng colic ở trẻ nhỏ hiện không được ủng hộ và không được chứng minh từ kết quả các cuộc thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên.”

Dùng Tylenol và Motrin luân phiên

hình ảnh điều trị sốt k dùng thuốc luân phiên

Tylenol (acetaminophen) và Motrin hoặc Advil (ibuprofen) là các loại thuốc hạ sốt thường được dùng cho trẻ em. Mặc dù các bậc cha mẹ thường thích dùng loại này hơn loại kia, cả hai loại thuốc không kê toa này thường có tác dụng rất tốt giúp hạ nhiệt hoặc kiểm soát nhiệt độ cao ở trẻ.

Nếu không có tác dụng thì sao?

Con bạn có thể khá dễ chịu không? Trông bé rất ốm mệt hay không? Nếu không, chỉ cần chờ đủ thời gian để cho liều hạ sốt tiếp theo. Nên nhớ rằng theo Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, “mục đích chính của việc chữa cơn sốt của trẻ chính là để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.”

Vậy nên bạn không cần phải tìm cách giúp thân nhiệt của trẻ trở lại nhiệt độ bình thường khi chữa trị cơn sốt.

AAP không khuyên dùng các loại thuốc hạ sốt luân phiên. Trong báo cáo về “Sốt và Việc sử dụng Thuốc hạ sốt cho Trẻ em”, AAP khẳng định “việc dùng kết hợp acetaminophen và ibuprofen có thể tăng nguy cơ cho trẻ em do sai sót về liều lượng và hậu quả không mong muốn.”

Những điều khác bạn nên lưu ý khi con sốt là:

  • Không cho bé tắm nước lạnh (nếu thực sự cần thiết, hãy dùng miếng bọt xốp để tắm cho bé với nước ấm)
  • Không bao giờ dùng chất cồn để chà xát cho bé
  • Không cho con uống cả acetaminophen và ibuprofen cùng lúc
  • Không cho thêm liều thuốc acetaminophen hay ibuprofen (điều này chẳng ích lợi gì hơn mà còn nhanh chóng và dễ dàng làm bé bị quá liều)
  • Không cho bé dùng acetaminophen hay ibuprofen (hoặc bất kỳ thuốc gì) nếu bạn không chắc về liều lượng
  • Không dùng kết hợp với loại thuốc khác có cùng thành phần, ví dụ như một số loại thuốc cảm lạnh có chất acetaminophen, do đó bạn không được cho con dùng thuốc đó kèm với liều thuốc acetaminophen thông thường.

Vứt bàn chải đánh răng sau khi bị Nhiễm trùng phế cầu

Hình ảnh minh họa k vứt bỏ bàn chải đánh răng khi bị viêm phế cầu

Bạn đã từng được khuyên phải vứt bàn chải đánh răng của con sau khi cháu bị viêm họng do vi khuẩn phế cầu chưa?

Giả thuyết về việc nên dùng bàn chải đánh răng mới, nguyên do vi khuẩn phế cầu có thể nhiễm trên bàn chải và có thể lại làm cho con bạn nhiễm trùng trở lại sau khi bé đã dùng hết liều kháng sinh. Nếu bạn chưa từng nghe về điều này, liệu bây giờ bạn có vứt bàn chải đánh răng của con khi bé nhiễm phế cầu, hoặc sau một đợt cảm lạnh hoặc cảm cúm hay không?

Mặc dù cách đó không phải là không phổ biến, nhưng không có nghiên cứu nào hay khuyên chúng ta phải làm vậy cả.

Nếu con bạn cứ bị viêm họng do phế cầu lặp tới lặp lui hoài thì sao? Đó là có thể chính là lúc nhiều bác sĩ nhi khoa đề nghị bạn vứt bàn chải đánh răng cũ của bé đi. Mặc dù lúc nào cũng vậy, các bậc cha mẹ cũng đã thử làm việc đó rồi, nhưng bàn chải dơ nhiễm khuẩn không phải là nguyên do gây ra nhiễm trùng ở trẻ.

Các kết quả nghiên cứu sơ bộ vừa mới được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Hàn lâm Nhi khoa (PAS) tại Washington, DC., với chủ đề “Vi Khuẩn Phế Cầu Nhóm A trong Bàn chải Đánh răng”, kết luận rằng kết quả nghiên cứu của họ không ủng hộ quan điểm phải vứt bàn chải đánh răng trong trường hợp trẻ bị nhiễm Phế cầu nhóm A. Không có chiếc bàn chải nào của trẻ em bị viêm họng do phế cầu thực sự có vi khuẩn sinh sôi ở đó cả. Đây là tin mừng cho các bậc cha mẹ đã quá chán ngán với việc phải mua bàn chải mới trước thời điểm cần thiết như trước đây – tức là 3 hoặc 4 tháng một lần hoặc khi lông bàn chải bị mòn.

“Nghiên cứu này ủng hộ quan điểm rằng vứt bản chải đánh răng có thể không thật sự cần thiết sau khi con được chẩn đoán bị viêm họng do phế cầu” đồng tác giả Judith L.Rown, MD, phó giáo sư nhi khoa của Khoa Nhi tại UTMB cho biết.

Thay vào đó, bạn có thể chỉ cần dạy các con rửa sạch bàn chải đánh răng sau khi dùng, theo đúng lời khuyên của CDC “Sau khi đánh răng, rửa kỹ bàn chải dưới vòi nước để bảo đảm rửa sạch kem đánh răng và chất dơ đọng lại, để bàn chải tự khô và cất bàn chải với thế thẳng đứng.”

Cần nhớ rằng bệnh viêm họng do phế cầu là một dạng nhiễm trùng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiều trẻ em bị viêm họng do phế cầu ít nhất 2 hoặc 3 lần mỗi năm và hầu hết các bác sĩ chuyên môn sẽ không nghĩ đến phương án cắt amidan cho đến khi trẻ bị viêm họng ít nhất 7 lần trong cùng một năm (nếu thực sự cần đến phương án này).

Những ngộ nhận khác về viêm họng do phế cầu gồm:

  • Người/vật mang vi khuẩn phế cầu dễ lây nhiễm, đôi khi dẫn đến việc điều trị lại cho trẻ, xét nghiệm toàn bộ gia đình, ngay cả con chó trong nhà, tìm nguồn mang mầm bệnh khi có ai trong gia đình thường xuyên bị bệnh do phế cầu. Mặc dù những trẻ thường xuyên bị bệnh do phế cầu rất có thể chính là nguồn mang phế cầu, theo qui định mới nhất của Hiệu hội Bệnh Truyền Nhiễm Mỹ, “thường không đáng phải xác định ai là người mang Phế cầu nhóm A và cũng không cần phương pháp chống vi trùng bởi vì người/vật mang khuẩn Phế cầu nhóm A thường không làm lây lan bệnh viêm họng do Phế cầu nhóm A cho những người mà họ có tiếp xúc gần gũi và rất ít có nguy cơ gây biến chứng gây mưng mủ hoặc không mưng mủ.”
  • Bạn có thể biết được ai đó đang bị phế cầu bằng cách nhìn vào cổ họng người đó – dĩ nhiên là không rồi, không thể biết được nếu không có kết quả thử kháng nguyên nhanh – thử phế cầu hoặc thử cấy trùng cổ họng.
  • Bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị tự nhiên để chữa phế cầu. Do bệnh viêm họng phế cầu cuối cùng cũng sẽ tự khá hơn mà không cần dùng thuốc kháng sinh, nên cũng có gì đáng ngạc nhiên là bất cứ loại biện pháp điều trị tự nhiên nào bạn chọn cuối cùng cũng sẽ có tác dụng. Vấn đề thực sự ở đây là nếu không điều trị hợp lý bằng thuốc kháng sinh, trẻ bị viêm họng do phế cầu có nguy cơ bị thấp tim hoặc các dạng biến chứng kháng bao gồm áp-xe quanh amiđan, hoặc các dạng nhiễm trùng xâm nhập.

Dây chuyền hổ phách chữa cơn đau do mọc răng

Hình ảnh minh họa dây chuyên hỗ phách k giúp mọc răng

Hầu hết các bác sỹ nhi khoa đều đã thấy các em bé đến phòng khám với dây chuyền hổ phách chữa đau do mọc răng. Và dù họ không khuyên cho em bé đeo dây chuyền đó, họ cũng không khuyên các bậc cha mẹ cởi nó ra.

Cũng giống viên thuốc chữa đau răng, dây chuyền hổ phách là mốt điều trị mới đây nhất chữa đau do mọc răng. Thật không may là các viên chữa đau răng theo liệu pháp vi lượng đồng căn, dây chuyền hổ phách cũng chẳng giúp giảm bất kỳ triệu chứng nào của cơn đau do mọc răng. Tất nhiên là vài người thề rằng nó có tác dụng, nhưng đó cũng không phải là bằng chứng cho thấy phương pháp đó hiệu nghiệm.

Vậy thì dây chuyền hổ phách được cho là có tác dụng như thế nào? Vậy hổ phách Baltic có năng lượng chữa lành hay không? Liệu hổ phách có thật sự tỏa ra acid succinic, và thấm qua da em bé hay không? Acid succinic liệu có tác dụng giảm đau hay không?

Cho dù chúng được cho là có hiệu nghiệm bằng cách nào đi nữa, cũng không có nghiên cứu nào chứng minh chúng có tác dụng cả, hoặc thậm chí là ngay cả khi chúng có thể có tác dụng – thì cũng không có tác dụng làm giảm các triệu chứng của đau răng do mọc răng và chắc chắn là không có tác dụng đối với các chứng bệnh khác mà người ta cho là dây chuyền hổ phách có thể chữa trị như bệnh trầm cảm, viêm khớp, hoặc nhiễm trùng, v.v…

Dây chuyền hổ phách lại mang đến vài nguy cơ thực sự – đó là làm siết cổ và gây ngạt thở. Vì vậy mà mặc dù dây chuyền “có thể là một vật lưu niệm quý báu và trông thật đẹp khi con bạn đeo nó”, tất nhiên là nó không phải không có nguy cơ có hại.

Một trang web bán dây chuyền hổ phách chữa đau răng làm từ “Lọai Hổ phách Baltic tự nhiên độc quyền nhất” huênh hoang rằng dây chuyền “sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của con bạn, giảm viêm và giúp nhanh chữa lành cơn đau do mọc răng”. Trang này cũng cảnh báo rằng dây chuyền hổ phách:

  • Không dành cho trẻ dưới 36 tháng tuổi
  • Nên cởi ra khi trẻ đi ngủ hoặc không có ai bên cạnh canh chừng!
  • Nên để xa tầm với và tầm nhìn của trẻ em khi không đeo dây chuyền

Nếu phải đeo đúng cách và an toàn như vậy thì thời gian mà bạn có thể dùng dây chuyền Hổ phách Baltic tự nhiên để giúp chữa cơn đau răng cho con bạn thật sự là hạn chế!

Chế đố ăn uống đặc biệt BRAT khi bị tiêu chảy

Đây là điều thật cũ nhưng vẫn hay.

Chế độ ăn uống đặc biệt BRAT gồm Chuối, Gạo, Sốt táo và Bánh mì nướng.

Các loại thức ăn nhạt này đôi khi cũng được khuyên áp dụng cho trẻ bị tiêu chảy hoặc trẻ đang phục hồi sau giai đoạn bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Thật ra thì Hiệp hội Bác sỹ Gia đình Mỹ vẫn khuyên là “sau khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, hãy nên ăn uống theo chế độ BRAT để giúp cơ thể dần làm quen trở lại với chế độ ăn uống thông thường.”

Dù vậy, khuyên theo chế độ ăn uống BRAT là hoàn toàn trái ngược với lời khuyên của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, hiệp hội từ lâu đã cho rằng “trẻ bị tiêu chảy và không bị mất nước nên tiếp tục cho ăn uống theo chế độ ăn uống phù hợp lứa tuổi.”

Cho bé ăn uống đầy đủ, không cần hạn chế,  gồm sữa nguyên chất hoặc các loại thức ăn có chất lactose phù hợp với lứa tuổi (sữa mẹ hoặc sữa bột), ngoài việc cho bé thêm glucose có chất điện giải như Pedialyte.

Có vấn đề gì với chế độ ăn uống BRAT?

Có thể các loại thức ăn hạn chế này có thể dễ ăn đối với trẻ khi bị ốm, nhưng không may là các loại thức ăn đó không có đủ calo, protein hoặc chất béo. Tốt hơn hết là bạn cứ cho con ăn theo chế độ thông thường, ngay cả khi chúng khó hấp thu tốt, hoặc ít ra là thêm một vài loại thức ăn vào chế độ BRAT cổ điển này. Nên cho thêm:

  • Nhiều carbohydrate phức hợp (lúa mì, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, v.v..)
  • Thịt nạc
  • Ya ua
  • Trái cây
  • Rau củ
  • Sữa

Bạn nên tránh cho con ăn thức ăn nhiều chất béo và thức ăn nhiều đường hoặc caffeine, đặc biệt là nước trái cây, nước ngọt và trà. Lời khuyên này thì luôn luôn đúng – không chỉ khi con bạn bị tiêu chảy.

Vitamin và thuốc bổ

hình ảnh minh họa vitamin

Con bạn sẽ hấp thu được nhiều chất vitamin và chất khoáng từ các loại thức ăn.

Nhiều bậc cha mẹ có vẻ lo lắng không biết con mình ăn uống như vậy có tốt hay chưa.

Con có quá kén ăn hay không?

Con có ăn đủ trái cây và rau củ hay không?

Liệu cho con thêm vitamin C có giúp con tránh bệnh dịch cảm cúm đang có ở trường hay không?

Hay là cho con dùng thêm kẽm hoặc sản phẩm từ cây cúc dại (echinacea) để giúp tăng cường hệ miễn dịch?

Mặc dù một số người khuyên dùng các loại vitamin và thuốc bổ này như là cách tránh nhiễm trùng, nên lưu ý là không có bằng chứng nào cho thấy hầu hết các loại thuốc đó có tác dụng. Bác sĩ William Sears, thay vì đưa ra bằng chứng thì lại chỉ đưa ra lời khuyên đơn giản là bạn cứ “cho bao nhiêu thuốc bổ mà bạn cảm thấy thích hợp hàng ngày.”

Nhưng thuốc bổ liệu có hại hay không?

Các nghiên cứu thực sự cho thấy chúng có thể có hại.

Ngoài sự thực là có thể bạn không thực sự biết được có những gì trong thuốc bổ, các nghiên cứu mới đây còn cho thấy:

  • Nhiều loại acid béo omega-3 có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư tiền liệt tuyến
  • Trẻ uống echinacea dễ bị nổi ban hơn mà lại không giúp giảm khả năng mắc bệnh cảm hơn gì các loại giả dược (placebo)
  • Các sản phẩm từ hoa cúc chamomile có thể gây ra các phản ứng dị ứng nguy hiểm đến tính mạng đối với những người quá mẫn cảm
  • Dùng kẽm có liên quan đến chứng thiếu chất đồng
  • Sản phẩm chứa zinc cho dùng qua đường mũi có nguy cơ gây mất khứu giác vĩnh viễn

Trong khi các chứng thiếu chất vitamin chắc chắn có liên quan đến vài nguy cơ đáng kể (trừ chứng thiếu chất sắt hoặc vitamin D), các chứng thiếu vitamin và các khoáng chất dinh dưỡng vi lượng mà có thể dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch lại thường liên quan đến nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác. Ví dụ, trẻ thiếu chất kẽm thường tăng trưởng kém, nổi ban (viêm da đầu chi ruột), và khó lành khi có vết thương, v.v… ngoài vấn đề suy giảm hệ miễn dịch.

May mắn thay, chứng thiếu kẽm rất hiếm xảy ra ở các nước phát triển, ngay cả ở những người rất kén ăn.

Cha mẹ nào đang cân nhắc cho con dùng vitamin và thuốc bổ nên nhớ rằng Trung tâm Y học Bổ sung và Thay thế đã kết luận rằng “không có bằng chứng đáng thuyết phục nào chứng minh rằng phương pháp chăm sóc sức khỏe bổ sung là có tác dụng đối với bệnh cúm.” Họ cũng phát hiện ra rằng “echinacea chưa chứng minh được là có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm hoặc giúp giảm các triệu chứng bệnh” và vitamin C không giúp số đợt bệnh cảm mà trẻ có thể mắc phải.

Thậm chí ngay cả AAP cũng nói rằng “trẻ khỏe mạnh, có chế độ ăn uống bình thường, cân bằng không cần bổ sung vitamin.”

Dùng Caffeine cho bệnh ADHD (Tăng động giảm chú ý)

Nếu nghĩ rằng con bị ADHD, bạn sẽ cho con uống cafe hoặc một lon nước ngọt chứ?

Bạn có nghĩ caffeine có thể an toàn và tốt hơn toa thuốc không?

Nếu vậy thì hãy nhớ là Hiệp hội Nhi khoa Mỹ thực sự khuyên rằng hoàn toàn không nên cho caffeine trong chế độ ăn uống của trẻ nhỏ hoặc thiếu niên. Vì vậy, cho dù con bạn có chứng ADHD hay không, nên tránh cho con dùng các thức uống có caffeine.

Cần phải biết rằng caffeine là một loại thuốc. Ai cũng biết là nó dễ gây nghiện và có thể gây ra một số triệu chứng thu mình, e dè ở nhiều người. Chất này thậm chí còn được kê toa cho các em bé sinh non có chứng ngưng thở và chậm nhịp tim. Một loại thuốc liên quan đến caffeine, là theophylline, chỉ mới được dùng gần đây để chữa bệnh suyễn.

Đáng thú vị là cả theophylline và caffeine đều thuộc dòng thuốc methylxanthine.

Cho trẻ bị ADHD dùng caffeine chẳng phải là ý tưởng mới mẻ chút nào.

Một nghiên cứu thực hiện năm 1975 trong American Journal of Psychiatry đã xem xét các chất caffeine, methlyphenidate (Ritalin), và  d-amphetamine (Dexderine) và phát hiện ra rằng trong khi caffeine không tốt hơn gì giả dược trong điều trị trẻ bị ADHD, cả hai loại thuốc kê toa đó đều không có tác dụng tốt hơn đáng kể so với cả giả dược và caffeine.

Tất cả là có sáu nghiên cứu về tác động của caffeine lên trẻ bị ADHD trong những năm 1970, và kết quả không cho thấy lợi ích thuyết phục nào.

Một bài báo trong Experimental & Clinical Psychopharmacology thậm chí còn đề xuất rằng “Caffeine có vẻ như có tác dụng chút ít trong việc tăng khả năng cảnh giác và giảm thời gian phản ứng ở trẻ khỏe mạnh mà thường dùng caffeine,  nhưng không có tác dụng nhất quán trong việc giúp tăng hoạt động chức năng ở trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý.”

Vậy bạn có nên thử cho con dùng caffeine để trị chứng ADHD cho trẻ ADHD không? Ngoài thực tế là các nghiên cứu cho thấy cách thức đó không hiệu quả, thì ý nghĩ nghiện cà phê hoặc caffeine sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.

Kháng sinh cho bệnh Viêm phế quản

hình ảnh minh họa thuốc kháng sinh

Điều mà ai cũng biết là thuốc kháng sinh bị lạm dụng để chữa bệnh cảm và các loại nhiễm siêu vi khác.

Vậy trẻ bị bệnh Viêm phế quản thì sao?

Trẻ thường bị ho dai dẳng, kéo dài hàng tuần nhưng thường thì trẻ không bị kéo dài lâu đến vậy mà không được bác sỹ cho toa kháng sinh. Việc này vẫn diễn ra mặc dù thực sự là AAP, trong báo cáo y khoa về “Các Nguyên tắc Kê toa Kháng sinh Đúng đắn đối với Nhiễm trùng Đường Hô hấp Trên trong Nhi khoa”, không nên kê toa kháng sinh cho các bệnh viêm phế quản cấp tính hoặc ho cấp tính.

Trung tâm CDC cũng nhận định “sẽ hiếm khi cần đến kháng sinh bởi bệnh viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp tính hầu như là do vi-rút, còn viêm phế quản mãn tính lại cần các liệu pháp khác.”

Thực hiện theo đúng qui định hướng dẫn về kê toa kháng sinh thông thường cũng giúp bạn tránh việc kê toa kháng sinh không cần thiết cho các bệnh cảm, cúm và viêm họng siêu vi, v.v…

Essential Oils (Tinh dầu)

hình ảnh minh họa tinh dầu

Essential oils có vẻ như là cơn sốt mới nhất để “chữa” bá bệnh và giảm đau khớp, giúp tâm trạng phấn chấn, tăng nguồn năng lượng, hỗ trợ hệ miễn dịch và thậm chí là có thể giúp những ai có vấn đề trong việc chú ý và duy trì khả năng tập trung.

Một công ty, tên là Young Living, mới đây vừa nhận được cảnh cáo của FDA bởi vì các chuyên gia của công ty này đã quảng cáo “Các sản phẩm Essential Oil của Young Living giúp chữa các bệnh cũng như không giới hạn ở các bệnh như nhiễm vi rút (kể cả ebola), bệnh Parkinson, tự kỷ, tiểu đường, chứng tăng huyết áp, ung thư, mất ngủ, bệnh tim, Rối loạn Căng thẳng Sau Sang chấn (Hậu chấn tâm lý), mất trí và bệnh đa xơ cứng”, ngay cả khi “những sản phẩm này còn chưa được FDA phê chuẩn cho áp dụng”.

Vậy thì vì sao chúng lại cần thiết? Không giống như các loại acid béo thiết yếu, những chất mà cơ thể không tự sản sinh ra được và phải nhờ thức ăn hoặc vitamin để duy trì sức khỏe, các loại tinh dầu này thực sự chẳng có gì là cần thiết cả.

Tinh dầu chắc chắn là không cần thiết đối với sức khỏe của con bạn.

Được sử dụng trong trị liệu xoa bóp dầu thơm, dầu xoa bóp, và được thoa lên da, các loại tinh dầu này có thể trở nên phổ biến do chúng được bán ra bởi một số bậc cha mẹ trong các Công ty Tiếp thị Đa cấp. Thực sự thì người quảng cáo cho quý vị các loại tinh dầu đó tuyệt vời như thế nào có thể chính là Người Tư vấn Sản phẩm Độc lập, chỉ là người đang cố gắng bán sản phẩm của họ mà thôi. Ngay cả nếu như họ không gắng thuyết phục bạn mua hoặc thử các loại tinh dầu đó, có thể họ đang cố gắng tuyển dụng bạn để bán hàng cho họ (để họ có thể ăn chia từ doanh thu của bạn).

Nhưng tại sao không nên thử chúng? Tất nhiên là các loại dầu đó rất thơm, phải vậy không?

Ngoài sự thực là các loại dầu này được chứng minh là không có tác dụng, mà sử dụng chúng còn có thể gây hại. Một số loại còn có tác dụng như kích thích tố khi thoa lên da và các loại khác còn có thể làm ngứa da.

Theo Viện Ung thư Quốc gia, “báo cáo từ một nghiên cứu cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên đang được ghép tế bào gốc hít phải dầu thơm bergamot sẽ bị tăng buồn nôn và lo âu và dầu bergamot không có tác dụng gì đối với cơn đau.”

Cũng giống như hầu hết các phương pháp điều trị thay thế khác, câu hỏi thực sự nên là “Tại sao nên thử chúng?”

Tại sao lại đề xuất các Phương pháp Điều trị không dựa trên chứng cớ?

Vậy thì tại sao một vài bác sĩ nhi khoa lại đề xuất các phương pháp điều trị không dựa trên chứng cớ?

Cũng giống như các bậc cha mẹ tự tìm hiểu các kiểu điều trị này, một vài bác sỹ nhi khoa có thể cũng chỉ muốn “làm điều gì đó” mà có thể có tác dụng.

Không may là các kiểu điều trị loại này thường không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng với hiệu ứng giả dược mà chúng lại có thể có phản ứng phụ. Hãy nên theo phương pháp điều trị đã được chứng minh là có tác dụng mà thôi. Có thể bạn chỉ mới bắt đầu với phương pháp đưa con ra nắng khi con bị vàng da mà thôi, nhưng rồi bạn sẽ áp dụng phương pháp gì tiếp theo nữa đây, không cho con tiêm vaccine, nhỏ sữa mẹ vào mắt khi con bị mắt đỏ?

Tài liệu tham khảo

http://pediatrics.about.com/od/pediatricadvice/tp/Non-Evidence-Based-Treatments-in-Pediatrics.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *