Tuần thứ 8 của thai kỳ

Em bé trong tuần thứ 8 của thai kỳ

Em bé trong tuần thứ 8 của thai kỳ 1

  • 10 ngón tay và ngón chân mà bạn đang mong chờ đang được hình thành trong tuần này, nhưng chúng sẽ có màng trong một thời gian nữa.
  • Cơ quan sinh dục của thai nhi bắt đầu phát triển, nhưng vẫn còn quá nhỏ để bác sĩ có thể phát hiện giới tính của thai nhi.
  • Đường ruột của em bé bắt đầu phát triển, tuy nhiên, ổ bụng của thai nhi không có đủ chỗ chứa nên chúng tạm thời sẽ nhô ra thành dây rốn.
  • Mắt em bé màu đen  hay màu nâu? Bạn sẽ không thấy mắt của bé trong một thời gian nữa, nhưng tuần này võng mạc của em bé bắt đầu phát triển các sắc tố.
  • Tử cung của bạn có kích thước gần với 1 quả bưởi và phôi thai cỡ hạt đậu cư trú ở đó. (Trước khi mang thai, tử cung có kích cỡ bằng nắm tay của bạn.)
  • Tất cả các bộ phận đầy đủ của một cơ thể đang có mặt trong phôi thai của bạn, bao gồm cả xương và cơ bắp.

Em bé của bạn đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc – tăng khoảng 1 milimet mỗi ngày. Kích thước của em bé tăng lên như thế nào trong tuần này? Với chiều dài khoảng 12,7mm lúc này, em bé của bạn đã vượt qua kích thước quả việt quất thành kích cỡ của quả Mâm xôi. Nhưng việc ước lượng kích thước của em bé mỗi tuần có chút khó khăn bởi vì: Tốc độ tăng trưởng khoảng 1 milimet mỗi ngày, nhưng sự tăng trưởng đó không nhất thiết chỉ là về chiều dài. Sự tăng trưởng có thể xảy ra ở tay, chân, lưng và các bộ phận khác của cơ thể của bé. Điều đó có nghĩa là thay đổi lớn sẽ xảy ra theo mọi cách trong những tháng tới.

Em bé đã có môi, mũi, mí mắt

Còn những gì khác đang thay đổi trong tuần thứ 8 này? Một cái nhìn cận cảnh của phôi sẽ tiết lộ thai của bạn bây giờ không còn giống loài bò sát mà giống một em bé hơn: Mặc dù em bé vẫn có màng ở các ngón tay và ngón chân, bây giờ chúng đã khác rất nhiều và đuôi của em bé dường như đã mất. Bạn sẽ thấy môi trên hình thành, mũi nhô ra và mí mắt nhỏ (và rất mỏng).

Tim thai và những cử động

Tất cả sự phát triển dường như làm em bé của bạn phấn khích. Làm thế nào để bạn biết? Tim thai đang đập ở tốc độ đáng kinh ngạc là 150 lần mỗi phút – nhanh gấp khoảng hai lần tim bạn. Và ngay cả khi bạn chưa thể cảm thấy thì bây giờ em bé đang thực hiện các cử động như co giật phần thân và chân tay nhỏ bé. Lượng nước ối tăng khoảng hai muỗng canh mỗi tuần để phù hợp với thai nhi đang phát triển trong tử cung.

Cơ thể bạn tuần thứ 8 thai kỳ

Ốm nghén

Rất có thể bạn là bạn đang cảm thấy quần áo hơi chật quanh bụng, trong khi em bé cỡ quả mâm xôi của bạn không phải nguyên nhân chính xác khiến bạn thay đổi. Đó là bởi vì tử cung của bạn, bình thường có kích thước của một nắm tay, đã phát triển đến kích thước của một quả bưởi vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Phải thừa nhận rằng, vẫn còn nhỏ. Nhưng trong khi nhìn bên ngoài trông bạn không giống như đang mang thai, bạn gần như chắc chắn cảm thấy thai bên trong ở tuần thứ 8 của thai kì. Nếu bạn nằm trong số 75 phần trăm phụ nữ mang thai đã trải qua ốm nghén (morning sickness), bạn biết quá rõ rằng nó có thể bắt đầu vào buổi sáng – nhưng có thể kéo dài cả ngày và đêm.

Không ai biết chắc chắn điều gì gây ra ốm nghén, mặc dù có rất nhiều giả thuyết khác nhau. Nó có thể là do sự gia tăng nồng độ hCG và estrogen lưu thông trong cơ thể của bạn hoặc sự giãn cơ đường tiêu hóa (làm cho tiêu hóa kém hiệu quả) do mức độ progesterone tăng hoặc sự  kéo giãn nhanh chóng của cơ tử cung. Dù nguyên nhân là gì, hãy tâm niệm rằng – em bé của bạn chỉ khỏe khi bạn ăn được. Cố gắng ăn thường xuyên, nhưng chỉ ăn ít một (điều này cũng giúp cơ thể chiến đấu lại một triệu chứng mang thai sớm khác là ợ nóng). Nhiều khả năng, buồn nôn và nôn thường giảm ở tuần 12-14 (còn 6 tuần nữa). Còn bây giờ, cố gắng tập trung vào mặt tích cực: Ốm nghén thường là dấu hiệu cho thấy thai kỳ của bạn bình thường. Để biết thêm thông tin, đọc thêm về việc ngăn chặn tình trạng ốm nghén.

Thử: Ăn trái cây trong suốt thai kỳ!

Trái cây luôn luôn là bạn – nhưng coi nó là người bạn tốt nhất của bạn trong khi bạn đang mang thai. Không chỉ là hương vị ngọt ngào nhất của tự nhiên chứa thêm vitamin và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho bạn và em bé của bạn mà nó còn đóng một vai trò chính trong việc giữ cho bạn cân đối.

Các tin tốt khác: các loại quả có thể thay thế cho bất kì loại rau nào bạn đang tránh khi thấy bị sợ hoặc buồn nôn trong thai kì (ví dụ, chọn mơ khô khi bạn không thể tiêu hóa bông cải xanh.)

Một nguyên tắc dinh dưỡng tốt khi nói đến các loại trái cây (và rau): màu sắc càng đậm thì dinh dưỡng càng tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ tính màu sắc ở bên trong. Vì vậy, trong khi nhìn bên ngoài một quả dưa đỏ có màu  nhạt so với một quả táo đỏ, bên trong là một câu chuyện khác nhau: ruột dưa đậm màu hơn hẳn ruột táo màu trắng ở hàm lượng vitamin và khoáng chất. Chọn các sản phẩm của bạn bằng màu sắc “bên trong” của nó và bạn sẽ tìm thấy các chất dinh dưỡng  rất có giá trị.

Chỉ dẫn khác

  • Lưu lượng máu trong cơ thể của bạn đã tăng 40-50% và có thể thúc đẩy cơn đau đầu. Nếu bạn bị đau đầu hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc đổi aspirin hoặc ibuprofen sang acetaminophen an toàn hơn cho em bé.
  • Thêm tư thế ngồi xổm vào trong bài tập thể dục của bạn có thể giúp em bé tụt xuống dễ dàng trong khi chuyển dạ. Giữ tư thế này trong 30 giây và lặp lại 5 lần.
  • Những đốm tàn nhang xuất hiện: Đối với nhiều người, hormone tăng mạnh trong thời kỳ mang thai có thể gây ra nám hoặc các đốm đen trên mặt. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế bớt bằng cách bôi kem chống nắng SPF-15 khi ra ngoài.

Triệu chứng thường gặp

Mệt mỏi

Điều gì làm cho bạn mệt mỏi những ngày này? Mang thai là công việc khó khăn và bạn nên yêu cầu giúp đỡ – từ chồng, từ gia đình và từ bạn bè của bạn. Có bàn tay của chồng (hoặc người thân), bạn có thể có đủ năng lượng để đi ra ngoài đi dạo (và sau đó đi ngủ ngon lành).

Buồn nôn và nôn

Cảm giác buồn nôn có thể vẫn còn đeo bám trong tuần này. Hãy thử ăn các loại thực phẩm với gừng (nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có thể làm giảm buồn nôn và ói mửa trong khi mang thai) – bánh qui gừng, rượu bia gừng thật hay kẹo gừng. Sử dụng các loại Vitamin tổng hợp cho bà bầu trong hoặc sau khi ăn chứ không sử dụng khi đói. Các loại kẹo nhai cũng có thể làm cho bạn cảm thấy ít buồn nôn hơn.

Rối loạn ăn uống

Một số bà bầu bỗng dưng thấy thích ăn chất lạ như đất sét hoặc bột giặt? Khi đó, cần tới ngay cơ sở chuyên khoa để bác sỹ kiểm tra. Dạng thèm ăn này được gọi là hội chứng pica và có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt dinh dưỡng nặng, đặc biệt là sắt.

Đầy hơi và trung tiện

Đi cùng với đầy hơi và táo bón là tai họa phổ biến khác của thai kỳ: trung tiện (hay còn gọi là đánh rắm). Các hormone relaxin, cùng với progesterone đang hoạt động để làm giãn các cơ trong cơ thể, bao gồm cả cơ  trong đường tiêu hóa của bạn. Điều này làm cho thức ăn di chuyển dọc chậm hơn, dẫn đến khó tiêu và đầy hơi.

Bạn có thể làm gì? Cố gắng thư giãn khi bạn ăn – căng thẳng có thể khiến bạn nuốt không khí cùng với thức ăn của bạn, mà có thể hình thành các túi khí trong bụng nhiều hơn, làm tăng nguy cơ trung tiện.

Táo bón

Chất xơ có thể là người bạn tốt nhất với đường tiêu hóa của bạn, vì vậy hãy bổ sung chất xơ cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng chất xơ, bạn có thể bổ sung một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều chất xơ mỗi bữa hoặc ăn quá no.

Tăng nhạy cảm với mùi

Nếu sự nhạy cảm với mùi khiến bạn không thể chịu được việc chuẩn bị bữa ăn thì hãy chuyển sang các loại thực phẩm mà bạn không cần phải nấu hoặc chỉ cần nấu các loại thực phẩm bạn có thể ăn được. Tìm cách thoát mùi cho khu bếp của bạn càng nhanh, càng tốt.

Tăng tiết dịch âm đạo

Do sự thay đổi của estrogen, bạn có thể tiết ra khí hư, một dịch tiết âm đạo loãng, giống sữa. (Khi estrogen làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu, nó kích thích các màng nhầy của cơ thể). Khí hư bảo vệ các ống sinh khỏi bị nhiễm trùng bằng cách duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn, do đó, khi thấy có khí hư xuất hiện, bạn không nên cố gắng thụt rửa hoặc rửa nó đi.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *