Tuần thứ 6 của thai kỳ

Em bé trong tuần thứ 6 của thai kỳ

Em bé trong tuần thứ 6 của thai kỳ 1

  • Lúc này “chồi” tay và chân của em bé đã phát triển. Chẳng bao lâu nữa, chúng sẽ lớn lên và biến thành các ngón chân và ngón tay.
  • Đã có tim thai! Tim của em bé có thể đã bắt đầu đập từ bây giờ. Trong một số trường hợp, khi siêu âm thai có thể thấy nhịp đập thình thịch.
  • Không có lí do gì để gọi nó là phôi thai nữa: em bé của bạn cuộn tròn lại với đôi chân nép vào thân mình.
  • Mắt đã bắt đầu phát triển nhưng bây giờ nó chỉ được gọi là các túi quang và trông chỉ đơn giản như hai chấm đen ở hai bên đầu.
  • Chiều dài đầu mông của em bé là 19mm. Khoảng chừng kích cỡ một đồng xu nhỏ.

Đầu của em bé bắt đầu thành hình

Bạn có thể phải đối mặt với triệu chứng mang thai rầm rộ. Các nếp gấp nổi lên ở phần đầu thai nhi sẽ được phát triển thành quai hàm, má và cằm và cuối cùng sẽ trở thành một khuôn mặt dễ thương.

Những vết lõm nhỏ ở cả hai bên đầu liệu có phải các lúm đồng tiền bạn luôn mong em bé sẽ được thừa hưởng từ phía nhà ngoại? Không đâu, chúng là những ống tai đang được hình thành.

Phần hơi lồi ra trên mặt sẽ tạo thành mắt và lỗ mũi trong vài tuần tới. Vài thứ khác cũng đang được hình thành trong tuần này: thận, gan và phổi, cùng với trái tim nhỏ lúc này đã đập 80 nhịp/phút (và sẽ nhanh hơn mỗi ngày).

Kích thước thai nhi

Trong suốt quá trình phát triển bào thai, kích thước bào thai bé xíu của bạn được đo từ đỉnh đầu đến mông (Chiều dài đầu mông). Đó là bởi vì trong quá trình phát triển, đôi chân của em bé được uốn cong nên rất khó để đo chiều dài của toàn bộ cơ thể. Khi bạn mang thai 6 tuần, kích thước em bé của bạn đo được chỉ từ 5 mm tới 6 mm, tương đương kích thước đầu móng tay hoặc một hạt đậu.

Cơ thể bạn ở tuần thứ 6 thai kỳ

Tiểu thường xuyên

Cơ thể bạn chưa có gì thay đổi về ngoại hình, nhưng bạn sẽ được nhắc mình đang mang thai 6 tuần mỗi khi bạn cảm thấy buồn nôn, chướng bụng hoặc ăn đến quả bưởi thứ 6 trong ngày (thật lạ, bởi trước đó bạn chưa bao giờ thèm bưởi).

Một manh mối khác? Bạn đang ở trong nhà tắm nhiều hơn ở bên ngoài. Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng mà chẳng có phụ nữ mang thai nào thích cả (đặc biệt là khi nó làm mất giấc ngủ mà bây giờ bạn đang rất cần) nhưng nó lại là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của thai kì, đặc biệt là giai đoạn đầu.

Tại sao? Bởi một điều là hCG thai kì gây tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu của bạn – tốt cho việc tăng khoái cảm tình dục, không tốt khi bạn đang ngồi ở rạp chiếu phim xem một bộ phim kéo dài 1-2 giờ. Hơn nữa, thận của bạn đang trở nên hoạt động hiệu quả hơn giúp cơ thể thanh lọc các chất thải của cơ thể. Thêm một thực tế là sự phát triển của tử cung bắt đầu ép xuống bàng quang, khiến cho không gian trữ nước tiểu ít hơn. May mắn thay, áp lực này thường giảm đi khi tử cung được nâng lên vào trong khoang bụng ở tam cá nguyệt thứ 2.

Dưới đây là một mẹo nhỏ: nghiêng về đằng trước khi đi đi tiểu để đảm bảo bàng quang của bạn được tháo rỗng hoàn toàn. Bằng cách này bạn có thể ít phải đi vào phòng tắm hơn. Nhưng không nên cắt giảm chất lỏng vì cơ thể bạn cần được cung cấp một lượng nước ổn định.

Thử: lên kế hoạch cho buổi thăm khám tiền sản đầu tiên!

Chắc chắn bạn đã biết tin mang thai thông qua test thử thai tại nhà – nhưng cũng không hại gì khi nghe xác nhận lại từ bác sĩ, đó một trong những lý do tại sao bạn háo hức như vậy khi lần đầu đi khám thai.

Dự kiến lần kiểm tra đầu tiên sẽ thú vị và…kéo dài. Bạn sẽ trải qua thăm khám thể chất toàn diện, bao gồm khám phụ khoa, xét nghiệm tế bào tử cung – Pap Smear (trừ khi bạn mới làm gần đây) và xét nghiệm máu ban đầu để xác định nhóm máu, yếu tố Rh, bạn có đang thiếu chất sắt hay không, em bé của bạn có nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể hay không. Bạn cũng sẽ được kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục, khả năng miễn dịch với bệnh sởi Đức (rubella) và các bệnh di truyền sắc tộc cụ thể. Thêm vào đó bạn sẽ cần lấy nước tiểu làm xét nghiệm glucose, protein, hồng cầu, bạch cầu và vi khuẩn.

Một điều nữa: hãy chuẩn bị để trả lời rất nhiều câu hỏi về tiền sử sức khỏe, quan trọng hơn là hãy hỏi bác sĩ các vấn đề của bạn (nên hãy mang theo danh sách để khỏi quên). Hỏi bác sỹ các vấn đề bạn quan tâm như tại sao ngực bạn nổi gân xanh như cái bản đồ, hay quan hệ khi có thai có ảnh hưởng gì đến em bé không. Bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ về xét nghiệm di truyền trước sinh – một tầm soát các bất thường nhiễm sắc thể được khuyến cáo cho các bà mẹ có nguy cơ cao, tiến hành vào đầu tuần thứ 9 của thai kì.

Chỉ dẫn khác

  • Tránh xa cá mập, cá kiếm và cá thu vì đây là những loài cá có chứa nhiều thủy ngân, có thể gây hại cho em bé. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua các loại hải sản tốt để tăng cường DHA, EPA, Kẽm, Sắt cho cơ thể. Một tuần bạn có thể ăn 340g hải sản, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi nuôi hoặc cá tuyết.
  • Nhuộm tóc? Hãy sử dụng các loại màu nhuộm không bền nếu bạn muốn. Mặc dù da hấp thụ ít thuốc nhuộm nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên tránh nhuộm loại màu vĩnh viễn trong 3 tháng đầu tiên. Nhiều bác sỹ khuyên nên tuyệt đối không nhuộm màu tóc trong thời gian mang thai và cho con bú.
  • Nếu bạn bị đau buốt khi tiểu, tiểu dắt, hãy dùng kháng sinh an toàn cho em bé để điều trị nhiễm trùng tiết niệu. Phụ nữ 6-24 tuần có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng tiết niệu. Hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Triệu chứng thường gặp

Tiểu nhiều

Bạn đang ăn cho 2 người và đi tiểu cho hai người, thận làm việc nhiều hơn để tăng khả năng đào thải của cơ thể bạn. Mặt khác, lúc này tử cung của bạn đang gây áp lực lên bàng quang. Bạn hãy cố gắng để bàng quang trống hoàn toàn sau mỗi lần đi tiểu bằng cách nghiêng người về phía trước, sau đó đi tiểu lại một lần nữa.

Mệt mỏi

Cơ thể bạn phải cung cấp dưỡng chất cho thai nhi nên không có gì lạ khi bạn cảm thấy kiệt sức. Lắng nghe cơ thể của mình và nghỉ ngơi đúng lúc. Nhưng cũng nên tập một số bài thể dục phù hợp: đi bộ hay đến lớp tập yoga. Các Endorphin do cơ thể tiết ra sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.

Ngực nhạy cảm và thay đổi

Không phải do tưởng tượng mà thực sự là núm vú của bạn nhô ra nhiều hơn bình thường. Chúng cũng có thể nhạy cảm (vì vậy hãy cảnh báo đối tác của bạn về những gì bạn cảm thấy tốt khi chạm và và những gì không). Tại sao trông bạn gợi cảm hơn trong những ngày này? Cơ thể bạn đang chuẩn bị cho con bú và quầng vú (vùng da sậm màu quanh núm vú) tối màu hơn giúp cho mắt em bé nhìn được núm vú, vì mắt trẻ sơ sinh không nhìn rõ được và đặc biệt trẻ sơ sinh không phân biệt được màu sắc, chỉ 2 màu đen và trắng.

Buồn nôn và nôn

Có thể bạn đang bị buồn nôn nhẹ khi ăn bữa sáng, trưa hay tối, nhưng hãy nhìn vào mặt tích cực. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bị buồn nôn khi mang thai ít có khả năng sẩy thai hơn những người không buồn nôn. Đối phó với cảm giác buồn nôn bằng cách ăn các bữa ăn nhẹ kết hợp với protein và tinh bột, bánh hạt xay, sữa chua và ngũ cốc ăn liền, bất cứ thứ gì dạ dày bạn có thể tiêu hóa dễ dàng. Sử dụng Vitamin B6 hay các thuốc uống tổng hợp cũng giúp giảm bớt tình trạng nôn, buồn nôn ở bà bầu.

Ợ nóng và khó tiêu

Đây là tin không mấy tốt đẹp: khả năng không bị ợ nóng trong suốt chín tháng gần như bằng không. Đó là bởi vì cơ tâm vị bị giãn.

Tin tốt là: bạn có thể giảm các triệu chứng nếu không ăn quá nhanh, quá no và tránh mặc quần áo bó bụng.

Đầy hơi và trung tiện

Nguyên nhân là do progesteron trong cơ thể bạn giai đoạn này – hormon thú vị này cần thiết cho việc duy trì một thai kỳ khỏa mạnh, nhưng nó cũng chịu trách nhiệm cho việc khiến bụng bạn phình lên. Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để tránh táo bón nhưng lại có thể làm tăng triệu chứng đầy hơi.

Tăng nhạy cảm với mùi

Khi đang mang thai, mũi bạn trở nên đặc biệt nhạy cảm. Bạn có thể ngửi thấy mùi bữa ăn trưa của đồng nghiệp từ khắp các phòng, mùi nước hoa của các đồng nghiệp và giày bẩn của ai đó.

Giải quyết tình trạng này bằng cách nào? Nếu mũi của bạn khiến cảm giác buồn nôn tồi tệ hơn, hãy để một số mùi hương khiến bạn cảm thấy thoải mái quanh mình. Thử vài thứ như bạc hà, gừng và chanh.

Theo Procarevn


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *