Tuần thứ 4 của thai kỳ

Em bé trong tuần thứ 4 của thai kỳ

Em bé trong tuần thứ 4 của thai kỳ 1

  • Bạn có biết rằng trong tuần 4 của thai kỳ vẫn có thể hình thành cặp sinh đôi cùng trứng. Cánh cửa chỉ đóng lại khi tuần 4 kết thúc.
  • Phôi thai nhỏ bé có 2 lớp tế bào được gọi là epiblast và hypoblast. Chúng sẽ sớm phát triển thành các phần cơ thể của em bé.
  • Túi ối phát triển rất nhanh chóng. Túi ối chứa đầy nước ối và có tác dụng bảo vệ phôi thai đang phát triển.
  • Trước khi nhau thai hình thành, bạn sẽ phát triển một túi noãn. Túi noãn sản xuất máu và giúp nuôi dưỡng phôi thai lúc ban đầu.

Nhau thai và Phôi thai bắt đầu phát triển

Khi bạn nghi ngờ mình đã có thai và cố gắng ước tính ngày dự sinh, em bé đã tìm thấy nhà cho mình: phôi nang đã hoàn thành 6 ngày du hành trong ống dẫn trứng tới tử cung. Khi tới tử cung, nó đào lỗ và làm tổ trên lớp niêm mạc tử cung làm cho nó tạo ra kết nối không thể phá vỡ với bạn trong 9 tháng tiếp theo. Ngay khi khối tròn nhỏ gồm các tế bào phôi nang đã làm tổ, nó sẽ diễn ra sự phân chia rõ rệt – chia thành 2 nhóm. Một nửa (được gọi là phôi thai), một nửa hình thành nhau thai là kênh vận chuyển dinh dưỡng tới và chất thải đi khỏi bào thai cho tới khi em bé chào đời.

Sự phát triển của bào thai và túi ối

Mặc dù kích thước nhỏ bé – không dài hơn 1 mm và không lớn hơn một hạt hoa anh túc – bào thai bé nhỏ đó rất bận rộn trong việc xây nhà cho nó. Trong khi túi ối hình thành bao quanh bào thai, sau đó sẽ cùng gắn kết với ống tiêu hóa đang phát triển của em bé. Phôi thai bây giờ có 3 lớp tế bào sẽ phát triển thành các bộ phận chuyên biệt của cơ thể em bé. Lớp phía trong, gọi là lớp nội bì, sẽ phát triển thành hệ tiêu hóa, phổi, gan. Lớp giữa, gọi là lớp trung bì, sẽ sớm phát triển thành tim, bộ phận sinh dục, xương, thận và cơ. Lớp ngoài cùng, gọi là lớp ngoại bì, sẽ hình thành nên hệ thần kinh, tóc, da và mắt em bé.

Cơ thể bạn ở tuần thứ 4 của thai kỳ

Trứng làm tổ

Chỉ 1 tuần sau khi thụ thai, bào thai vẫn còn ở trong giai đoạn trứng nước. Ít nhất 4 tuần sau, cơ thể bạn mới bắt đầu thay đổi. Một số phụ nữ trải qua những triệu chứng thai kỳ sớm ngay bây giờ (thay đổi tâm trạng, đầy bụng, chuột rút), một số khác không cảm thấy gì. Dù bạn đang cảm thấy (hay không cảm thấy), có thể vẫn còn quá sớm để xem kết quả thử thai đáng tin cậy. Nhưng đây là những gì đang xảy ra:

  • Trứng được thụ tinh sẽ đến tử cung trong tuần này, cùng với túi phôi bắt đầu gắn vào niêm mạc tử cung. Khoảng 30 phần trăm thời gian, các bó mạch sẽ cắm vào thành tử cung. Thời gian xảy ra quá trình này bạn có thể chảy máu và đừng nhầm lẫn đó là dấu hiệu có vấn đề xảy ra. Bạn có thể cảm thấy một chút áp lực trong bụng của bạn (không có gì phải lo lắng!) và ngực của bạn có thể cảm thấy một chút căng và trở nên lớn hơn.
  • Trong vòng 6 đến 12 ngày kể từ khi trứng đã thụ tinh được làm tổ, nó bắt đầu sản xuất ra hCG (human chorionic gonadotropin) – là hormon thai kỳ sẽ làm kết quả thử thai của bạn hiện ra và đảo ngược cuộc sống của bạn. HCG cảnh báo hoàng thể phải dừng lại và sản xuất progesterone nuôi dưỡng thai cho đến khi nhau thai xuất hiện, khoảng hơn sáu tuần kể từ bây giờ.

Thử: tính ngày dự sinh

Không cần đến một chuyên gia để tính toán ngày sinh. Cách tính thực sự dễ dàng hơn nhiều so với bạn nghĩ: ngày sinh ước tính của bạn là 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của bạn. Nếu bạn sinh con vào đúng ngày hôm đó, em bé của bạn chỉ ở 38 tuần trong tử cung, không phải 40. Đó là bởi vì thời điểm mang thai được bắt đầu tính từ hai tuần trước khi em bé của bạn được thụ thai. Và đó chỉ là ước tính. Hầu hết các bé được sinh ra ở khoảng tuần thứ 38 đến 42, chỉ có một số ít thực sự chào đời đúng tiến độ.

Chỉ dẫn khác

  • Có thể mất 2-3 tuần sau khi trễ kinh để sản xuất đủ hormone thai kỳ để thể hiện trên que thử. Nếu bạn đang trễ kinh và kết quả âm tính, kiểm tra lại vào tuần tới.
  • Bạn không thể hút thuốc và hãy nói với những người xung quanh ngừng lại. Một nghiên cứu mới lưu ý rằng việc tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung và sẩy thai.
  • Nhiều bác sĩ yêu cầu bạn đợi cho đến khi mang thai ít nhất 8 tuần mới đến khám. Hãy dành thời gian để nghiên cứu việc chọn bác sĩ hoặc bà đỡ bạn thực sự muốn.

Triệu chứng thường gặp

Xuất huyết khi trứng làm tổ

Nếu bạn chảy 1 ít máu trong tuần này, đừng lo lắng. Đây thường là một dấu hiệu cho thấy các phôi đã cấy vào thành tử cung. Nếu không chảy máu cũng đừng lo lắng – chỉ một phần nhỏ phụ nữ trải qua xuất huyết làm tổ, vì vậy không có triệu chứng này không có nghĩa rằng bạn không mang thai.

Triệu chứng tương tự hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Đó là: đau, căng ngực, khó cài cúc quần, tính khí thất thường. Dấu hiệu mang thai sớm giống như các triệu chứng PMS nhưng nặng hơn một chút. Vì vậy, ngực của bạn có thể tê tê, đau và cảm thấy lớn một chút, nhờ vào progesterone và estrogen. Có thể bạn bị đầy hơi do progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn nhằm giúp nhiều chất dinh dưỡng đi vào máu và đến thai nhi hơn. Tâm trạng thất thường của bạn trong thời gian này cũng do sự thay đổi hormon gây ra.


Source link

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *